Quốc tế

F-35A với B61-12 đủ sức răn đe mọi đối thủ

Tuyên bố trên được Steven Samuels, quản lý Đội phụ trách Hệ thống B61-12 của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia cho biết khi nói về sức mạnh của F-35A với B61-12.

Tiêm kích thế hệ 6: AI không thể thay được con người / Israel muốn mua thêm tiêm kích F-35 để bán cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Vị quan chức này đưa ra tuyên bố trên sau khi tiêm kích tàng hình F-35A thử nghiệm thành công bom hạt nhân chiến thuật B61-12. "Đây là cuộc thử nghiệm quan trọng kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ học, điện tử, liên lạc và khả năng ném bom giữa F-35A và B61-12.

Cuộc thử nghiệm mới nhất này là một phần quan trọng trong chương trình F-35A và B61-12. Trên F-35A, bom B61-12 thể hiện chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ và các đồng minh", Steven Samuels nói.

F-35A voi B61-12 du suc ran de moi doi thu
Tiêm kích F-35A thử nghiệm bom B61-12.

Việc dùng tiêm kích tàng hình F-35A để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật sẽ cho phép quân đội Mỹ chống lại các mối đe dọa hiện nay, đặc biệt là từ Nga. Loại vũ khí chính xác cao như bom B61-12 có khả năng sát thương thậm chí hơn các đầu đạn hạt nhân đã được tính đến.

Theo phát ngôn viên Emily Grabowski của Không quân Mỹ, để thực hiện mục đích này, hiện nay việc nâng cấp tiêm kích để trang bị bom B61-12 đang được thực hiện. Theo kế hoạch, việc thử nghiệm trang bị bom B61-12 trên tiêm kích F-35A sẽ được tiến hành thêm trong năm 2021.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, việc sử dụng F-35A để thực hiện các cuộc tấn công vũ khí hạt nhân công suất nhỏ sẽ mở ra triển vọng mới ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch cho lực lượng vũ trang nước này. Kẻ thù tiềm năng sẽ khó đối phó với tốc độ, khả năng cơ động và khả năng bay ở độ cao thấp khác nhau của F-35.

Để thực hiện một cuộc tấn công, tiêm kích tàng hình F-35A dựa vào tốc độ cao của mình - một lợi thế không thể phủ nhận. Radar của chúng cho phép phát hiện và phá hủy các loại tên lửa chiến thuật- chiến dịch có bệ phóng di động hoặc các mục tiêu quan trọng khác trong chế độ săn tìm tự do.

Trong khi đó, B61-12 có cánh lái điều khiển ở phần đuôi và hệ thống dẫn đường quán tính, điều này cho phép chúng thay đổi quỹ đạo bay, nhằm hướng đến mục tiêu một cách chính xác hơn khiến đối phương không thể đối phó.

 

Kịch bản của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, sẽ rất khó để thực hiện được kế hoạch này bởi hệ thống S-400 của Nga thừa sức phát hiện và diệt gọn cả tiêm kích F-22/35 khi chúng lọt vào tầm tác chiến.

Bởi ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc mấy tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km. Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra.

Nguồn tin cho rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 mét so với mặt đất - tính năng khiến thế mạnh bay thấp của F-35A không có ý nghĩa gì.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn cả những tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ như F-22 và F-35. Vì vậy, S-400 tạo điều kiện cho Nga đạt lợi thế so với Mỹ và phương Tây khi sở hữu dàn chiến đấu cơ lớn hơn hẳn.

Không chỉ đủ sức diệt tiêm kích tàng hình, chuyên gia của tạp chí hàng đầu của Mỹ là National Interest còn nhấn mạnh rằng, những máy bay Boeing E-3 Sentry của Không quân Mỹ cũng có thể bị hệ thống phòng không Nga đe đọa.

 

Hiện chưa thể khẳng định tính xác thực từ những phân tích này nhưng điều đó cũng cho thấy một thực tế, dù tiêm kích tàng hình F-35A có thể mang được bom hạt nhân B61-12 tuy nhiên sẽ không dễ dàng để người Mỹ thực hiện kế hoạch của mình bởi Nga đang sở hữu lưới lửa phòng thủ được đánh giá là hàng đầu hiện nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm