Quốc tế

F-35C nâng tầm Hải quân Mỹ: Vẫn dễ bị đánh chìm

Lầu Năm Góc tuyên bố thử nghiệm tiêm kích hạm F-35C trên tàu sân bay sẽ nâng cao gấp bội khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ.

Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52 / Thử nghiệm vũ khí siêu thanh thất bại: Mỹ có từ bỏ?

Trong cuộc tập trận Large Scale Exercise 2021 (LSE 2021) của Hải quân Hoa Kỳ, lần đầu tiên tiêm kích tàng hình thế hệ mới (F-35C Lightning II) phục vụ tàu sân bay CVN-70 USS Carl Vinson. Các cuộc thử nghiệm được công nhận là đã thành công và trong tương lai, các tàu sân bay khác cũng sẽ triển khai vũ khí không quân mới.

F-35C Lightning II thay thế F/A-18 E/F Super Hornet

Theo báo cáo gần đây nhất của Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS), mỗi tàu sân bay lớp Nimitz mang theo Nhóm Tác chiến Không quân gồm 70 máy bay, bao gồm: 55 máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 4 F/A-18 Super Hornet, 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4 máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C/D Hawkeye và 6 trực thăng tìm kiếm cứu nạn H-60 ​​Seahawk.

Trong nhiều năm liền, thành phần như vậy cho phép các nhóm tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ giải quyết một loạt các nhiệm vụ.

Trong mấy thập niên qua, lực lượng tấn công chính của các “sân bay nổi” là các máy bay chiến đấu đa nhiệm F/A-18E/F Super Hornet. Mỗi chiếc có tải trọng vũ khí tối đa 8 tấn và bán kính tác chiến 700km. Nhưng những chiếc máy này đang được thay thế bằng những máy bay hiện đại hơn.

Chuẩn Đô đốc Dan Martin chỉ huy nhóm tàu sân bay thử nghiệm, nói với các phóng viên rằng, USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên nhận máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35C để mang trên boong tàu. Sau đó, các tàu sân bay Abraham Lincoln và George Washington cũng sẽ được trang bị F-35C.

Điểm khác biệt chính giữa F-35C và tiêm kích kém 1 thế hệ F/A-18 là khả năng tàng hình trước radar, tăng cường khả năng trinh sát và khả năng trao đổi thông tin trong thời gian thực.

Tăng số lượng tiêm kích hạm, tăng số lượng tàu hộ tống

Bài viết của Hãng tin Nga Sputnik đã chỉ ra, một sự đổi mới quan trọng khác là số lượng máy bay trên tàu sân bay Mỹ ngày càng tăng. Ví dụ, CVN-70 đã ra biển với 7 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và 5 máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye.

F-35C nang tam Hai quan My: Van de bi danh chim
Biên đội tàu sân bay Mỹ đã bắt đầu được trang bị tiêm kích hạm F-35C.

Theo các nhà phân tích Mỹ, điều này sẽ giúp mở rộng đáng kể bán kính tác chiến của nhóm không quân và tăng khả năng chống lại các hệ thống phòng không.

Chỉ huy không đoàn Tommy Locke trên Căn cứ Không lực Hải quân Fallon nói với các phóng viên rằng, máy bay EA-18G Growler là phương tiện chủ yếu của cánh không quân trong các cuộc tấn công điện tử không động năng.

Số lượng máy bay tăng lên không bao giờ là dư thừa. Càng nhiều máy bay này hiện diện trên trận địa, cơ hội thành công của hải quân Mỹ càng cao.

Trong biên chế “phi đội tương lai” còn có 2 máy bay vận tải quân sự cánh quạt nghiêng CMV-22B.

Ưu điểm của loại máy này là động cơ giống như động cơ được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-35C, có thể thay đổi góc đẩy của cảnh quạt động cơ từ chiều ngang (khi bay hành trình) sang chiều dọc để máy bay có thể cất cánh như máy bay lên thẳng.

 

Để triển khai phi đội không quân mới được nâng cấp, mọi thứ không liên quan trực tiếp đến phục vụ chiến đấu đã được tháo dỡ khỏi tàu sân bay.

Dưới mực nước

Ngoài ra, trong cuộc tập trận lần này, USS Carl Vinson hoạt động cùng với đội tàu hộ tống được tăng cường.

Tàu sân bay được hộ tống bởi sáu tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và một tuần dương hạm lớp Ticonderoga có khả năng phóng vài trăm tên lửa hành trình Tomahawk vào đối phương, đồng thời cung cấp khả năng phòng thủ chống máy bay, tên lửa hành trình và chống ngầm (ASW).

Theo khái niệm mới của Mỹ về việc sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay, hoạt động tác chiến của Nhóm chiến đấu Tàu sân bay Mỹ chia làm 3 giai đoạn, theo thứ tự như sau:

 

Ở giai đoạn đầu tiên, các tàu tuần dương và khu trục hạm hộ tống phóng hàng loạt tên lửa hành trình Tomahawk vào các cơ sở chiến lược và sở chỉ huy của đối phương.

Sau đó, máy bay chiến đấu F-35C và cả máy bay tác chiến điện tử phải vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương.

F-35C nang tam Hai quan My: Van de bi danh chim
Tiêm kích hạm F-35C trên boong tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson.

Trong làn sóng tấn công thứ ba, các phi đội F/A-18 Super Hornet sẽ đột phá, dọn sạch đầu cầu cho Thủy quân lục chiến bằng bom và tên lửa.

Khoảng cách giữa ba lần tấn công là 10 - 20 phút, các hành động của không quân được điều phối bởi máy bay Chỉ huy-Cảnh báo sớm (AWACS) và được cung cấp thông tin mục tiêu từ UAV trinh sát.

Nga: Thực tế không đúng như tuyên truyền

 

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc cho rằng, bằng cách này họ có thể đảm bảo đánh bại hoàn toàn kẻ thù. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Nga, thực tế mọi thứ sẽ không suôn sẻ như vậy.

“Máy bay chiến đấu F-35C được đánh giá quá cao” - chuyên gia quân sự, nhà chính trị học thuộc Học viện Khoa học Quân sự Nga là ông Sergey Sudakov nhận xét trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Nga Sputnik.

Theo ông, loại tiêm kích hạm này sẽ không làm tăng triệt để tiềm năng của các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Mỹ, bởi bán kính tác chiến của F-35C gần tương ứng với khả năng của Super Hornet.

Ngoài ra, các chuyên gia đã chứng minh rằng, những chiếc F-35C Lightning II không có khả năng tác chiến hiệu quả trên không nếu không có sự che chở của “người anh em” là tiêm kích F-22 Raptor, vốn chưa được biên chế trong cơ cấu Lực lượng Hải quân.

Chuyên gia Nga nhắc nhở về việc, các tàu chiến cỡ lớn của Mỹ rất dễ bị tấn công bởi vũ khí chống hạm siêu thanh, ví dụ như tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay “Dao găm” Kh-47M Kinzhal của Nga hay tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-22 Zircon.

 

Chỉ cần một quả tên lửa chống hạm đánh trúng tàu bên dưới mực nước cũng đủ để tàu sân bay bị nghiêng. Sau đó, ngay cả nếu chiếc tàu vẫn nổi, nó không còn là một “sân bay nổi”. Và tên lửa chống hạm có giá rẻ hơn hàng trăm lần so với tàu sân bay và phi đội không quân của nó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm