Giải mã kế hoạch cắt giảm tàu sân bay đầy tham vọng của Mỹ
Mỹ còn "con bài tẩy" gì để hủy diệt hạm đội tàu sân bay Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương? / Bao giờ tiêm kích tàng hình J-31 Trung Quốc mới có thể cất cánh từ tàu sân bay?
Hãng tin Defense News dẫn bản đánh giá toàn cầu của Bộ Quốc phòng (DoD) về cấu trúc lực lượng Hải quân Mỹ cho biết, Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Hải quân cắt giảm tàu sân bay, đóng băng hạm đội tàu khu trục, tàu tuần dương và bổ sung tàu không người lái hoặc ít người điều khiển. Nếu được thực hiện,thì kế hoạch triển khai tổng thể của Hải quân Mỹ trong nhiều thập kỷ tới sẽ được “viết lại”.
Hàng loạt tàu sân bay Mỹ đang “đắp chiếu” tại cảng. Nguồn: eastday.com. |
Chuyển hướng phát triển lực lượng
Báo cáo yêu cầu Hải quân Mỹ giảm số lượng tàu sân bay từ 11 tàu xuống còn 9 tàu để đổi lấy việc bổ sung 65 tàu chiến không người lái hoặc hạng nhẹ. Đồng thời, các tàu mặt nước lớn đang hoạt động sẽ ngừng mở rộng và duy trì trong khoảng từ 80 - 90 tàu (Hải quân Hoa Kỳ hiện có khoảng 90 tàu tuần dương và tàu khu trục), số lượng tàu chiến mặt nước nhỏ sẽ duy trì trong khoảng từ 55 - 70 (chủ yếu là tàu chiến đấu gần bờ và tàu hộ vệ thế hệ mới đang chế tạo).
"Bộ Quốc phòng muốn bắt đầu giảm vai trò các tàu sân bay là trung tâm triển khai lực lượng của Hải quân và nhấn mạnh hơn vào các công nghệ không người lái có thể dễ dàng chấp nhận hy sinh (tàu) hơn trong một cuộc xung đột. Từ đó có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hợp lý hơn", Người phát ngôn của DoD nói.
Tàu khu trục lớp Ali burke của Hải quân Mỹ. Nguồn: eastday.com. |
Giới phân tích tin rằng, để tránh bị tiêu diệt bởi các tên lửa chống hạm tiên tiến của đối thủ trong "chiến tranh nước lớn", Hải quân Mỹ sẽ triển khai các tàu không người lái được trang bị cảm biến tiên tiến đến tiền tuyến. Tàu khu trục lớp Ali Burke sẽ rút về tuyến thứ hai, và đội hình tàu sân bay ở tuyến thứ 3, an toàn hơn. Do vậy, cắt giảm tàu sân bay là xu hướng Hải quân Mỹ buộc phải thực hiện.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã xác nhận rằng, Hải quân Mỹ đang phát triển theo hướng này. Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ cũng đang đàm phán lại các kế hoạch cho các hàng không mẫu hạm trong tương lai, bao gồm phát triển các hàng không mẫu hạm vừa và nhỏ, nhằm đạt được sự cân bằng giữa chi phí chế tạo, khả năng sống sót và tính linh hoạt triển khai.
Bộ trưởng quốc phòng mỹ Mark Esper. Nguồn: eastday.com. |
Kế hoạch cắt giảm tàu sân bay còn nhiều khó khăn
Từ trước tới nay, mỗi khi xảy ra sự kiện lớn, câu hỏi đầu tiên của Chính phủ Mỹ sẽ là "tàu sân bay của chúng ta ở đâu?", do vậy việc cắt giảm 2 tàu sân bay sẽ là vấn đề không hề nhỏ với nước Mỹ. Với việc cắt giảm, Hải quân Mỹ sẽ chỉ có sẵn từ 6-7 tàu có thể thực hiện nhiệm vụ bất cứ lúc nào, do 1 tàu sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu hoặc đại tu và 1-2 tàu khác thì phải tiến hành các bảo trì quan trọng, kết quả cuối cùng sẽ là việc triển khai tàu sân bay ít hơn đáng kể trong mỗi năm.
Jerry Hendrix, đại tá Hải quân đã nghỉ hưu và là nhà phân tích của Tập đoàn Telemus cho biết, mô hình triển khai tàu sân bay quân sự hiện tại của Mỹ ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện từ khi Mỹ có 15 tàu sân bay trong những năm 1990.
Triển khai hạm đội tàu sân bay đã là “truyền thống” của Hải quân Mỹ. Nguồn: eastday.com. |
Hiện tại, số lượng tàu sân bay đang giảm dần, nên các kế hoạch của Mỹ đang bị định trệ. Nếu Hải quân Mỹ giảm số lượng tàu sân bay xuống còn 9 tàu, sẽ thay đổi vĩnh viễn cách Hải quân tiếp cận sự hiện diện trên toàn cầu và buộc lực lượng phải suy nghĩ lại về mô hình triển khai trên thế giới.
Hơn nữa, cho dù Lầu năm góc chấp nhận cắt giảm tàu sân bay thì việc này vẫn gặp phải khó khăn lớn từ Tổng thống Trump và Quốc hội. Quyết định cuối cùng về chi tiêu quân sự của Mỹ nằm trong tay những nhân vật này, mà đây lại là những người “cuồng tín” đối với sức mạnh của các siêu tàu sân bay.
Dưới sự thúc giục mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Trump và Quốc hội, năm 2019, Hải quân Mỹ đã bắt đầu chế tạo 2 siêu tàu sân bay lớp Ford mới và rút lại kế hoạch chuẩn bị cho tàu USS Truman nghỉ hưu sớm, coi đây là một phần trong nỗ lực đạt được quy hoạch hạm đội khổng lồ với 355 tàu chiến chủ lực.
Siêu tàu sân bay lớp Ford nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Trump. Nguồn: eastday.com. |
Phát triển hạm đội tàu không người lái thay thế 2 tàu sân bay
Defense News tin rằng, sự thay đổi lớn nhất trong kế hoạch tương lai của Hải quân Mỹ đến từ những tàu chiến không người lái tích hợp trí tuệ nhân tạo nhỏ bé để thay thế 2 tàu sân bay. Bộ trưởng Quốc phòng Esper nhấn mạnh, Hải quân Mỹ cần tập trung tích hợp các công nghệ không người lái thông minh vào hạm đội tàu chiến.
Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Mỹ Michael M. Gilday cũng tuyên bố, Hải quân Mỹ đang thay đổi từ một lực lượng tác chiến tổng hợp với tàu sân bay là lực lượng tấn công chính thành lực lượng tấn công phân tán hơn, có thể buộc Trung Quốc mở rộng quy mô giám sát và "rút cạn khả năng chiến đấu của Trung Quốc".
Tàu không người lái là lực lượng nòng cốt của Hải quân Mỹ trong chiến tranh tương lai. Nguồn: eastday.com. |
Để đạt được điều này, Hải quân Mỹ phải phát triển hàng loạt tàu mặt nước không người lái, những tàu này vừa giảm chi phí chế tạo và thiệt hại về con người, vừa gia tăng đáng kể sức mạnh tấn công. Ngoài ra, các tàu này cũng sẽ làm "tăng số lượng mục tiêu mà quân đội Trung Quốc phải nhắm tới trong chiến đấu". "Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và chiến đấu một cách phân tán khi đối mặt các đối thủ mạnh", ông Gilday nói.
Một số chuyên gia quân sự Mỹ cho biết, phát triển hạm đội không người lái thông minh không chỉ làm giảm vấn đề thương vong khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm trong các cuộc xung đột, mà còn làm thay đổi toàn bộ các chiến thuật chiến thuật hiện tại nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao như tàu sân bay Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo