Giải mã khả năng đóng vai "bầu sữa mẹ" của hàng không mẫu hạm Mỹ
Với kích thước lớn khủng khiếp, các hàng không mẫu hạm của Mỹ hoàn toàn có khả năng đóng vai tàu hậu cần trên biển một cách cực kỳ... "tròn vai".
Vũ khí mang tên lãnh tụ Liên Xô trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam / Nga "phát sốt" khi máy bay B-1B trở thành kho vũ khí di động của Mỹ
Hồi đầu tháng 12 vừa rồi, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mang số thân CVN 71 đã thực hiện nhiệm vụ tiếp tế trên biển cho tàu chiến đấu ven bờ USS Omaha. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Nhiệm vụ tiếp tế được thực hiện giống như việc tiếp tế từ các tàu hậu cần thông thường, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt sẽ bắn dây ròng rọc sang phía tàu chiến đấu ven bờ sau đó kéo hàng tiếp tế qua. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Với trọng tài 100.000 tấn của mình, các tàu sân bay của Hải quân Mỹ khi tác chiến xa nhà sẽ đóng vai "bầu sữa mẹ" cho các tàu chiến hộ tống mình do các tàu hộ tống này vốn dĩ có khả năng chứa hàng hậu cần không cao. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Đơn cử như tàu chiến đấu ven bờ USS Omaha của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp tàu ba thân Independence có độ giãn nước tối đa chỉ 2300 tấn Nguồn ảnh: Defence-blog.
Tàu có khả năng mang theo tối đa 210 tấn hàng hoá các loại, tuy nhiên phần lớn trong số này là các loại thiết bị, công cụ sửa chữa trên tàu. Chỉ một phần nhỏ được sử dụng làm chỗ chứa hàng hoá hậu cần. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn cùng sĩ quan chỉ huy tối đa chỉ 40 người, tuy nhiên do chứa được ít hàng hoá hậu cần, thời gian hoạt động trên biển liên tục của các tàu lớp Independence chỉ vào khoảng 3 tuần hoặc tối đa 8000 km. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Để có thể "vươn khơi" ra biển lớn, tàu cần được tiếp tế nhiên liệu liên tục. Việc Hải quân Mỹ muốn trang bị thêm vũ khí và để tàu chiến đấu ven bờ này tham gia hộ tống tàu sân bay là điều khá khó khăn do nó ban đầu không được thiết kế để thực hiện hải trình dài ngày. Nguồn ảnh: Defence-blog.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng tổng cộng 19 tàu chiến đấu ven bờ loại này, mỗi chiếc có giá vào khoảng 600 triệu USD và tới nay, Mỹ đã hoàn thành đóng mới được 10 chiếc, đang đóng thêm cùng lúc 6 chiếc nữa. Nguồn ảnh: Defence-blog.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Ngoài nhiệm vụ là một vùng "lãnh thổ di động" và là sân bay trên biển cho Không quân Hải quân Mỹ, tàu sân bay Mỹ còn có khả năng thực hiện công việc của một tàu hậu cần. Nguồn ảnh: Defence-blog.