Quốc tế

GNA dùng tên lửa Dehlavie Iran đủ sức xuyên tăng Mỹ

Lực lượng Chính phủ Quốc gia Libya (GNA) vừa để lộ hình ảnh đang vận hành tên lửa chống tăng hạng nặng do Iran sản xuất.

Typhoon được trang bị tên lửa có thể diệt cả S-500? / Lộ diện tính năng hệ thống gây nhiễu tên lửa của Armata

Loại vũ khí của Iran được xác định là tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM Dehlavie được GNA sử dụng trong cuộc chiến với lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Được biết, Dehlavie được coi là bản sao của tên lửa Kornet 9M133 do Nga sản xuất.

Được biết, Dehlavie hiện là vũ khí chủ lực của lực lượng chống tăng Iran. Trong khi các loại ATGM phương Tây chỉ có tầm bắn 2,5 km, tổ hợp Dehlavie có thể diệt xe tăng địch từ khoảng cách gần 8km.

Hiện không rõ GNA sở hữu bao nhiêu hệ thống Dehlavie.

Hiện không rõ GNA sở hữu bao nhiêu hệ thống Dehlavie.

Thiết kế đầu đạn Dehlavie giúp tăng chiều dài luồng hội tụ xuyên giáp, giúp đầu đạn chính được kích hoạt từ khoảng cách xa hơn, bảo vệ nó khỏi bị hư hỏng do vụ nổ từ đầu đạn sơ cấp phía trước.

Giới phân tích nhận định tên lửa Dehlavie đủ sức xuyên thủng giáp xe tăng M1A2 Abrams hiện đại của Mỹ ở mọi vị trí, trừ mặt trước tháp pháo. Tuy nhiên, khu vực này vẫn có những điểm có thể bị tên lửa Dehlavie đe dọa.

Các gói nâng cấp hiện đại cho Abrams như TUSK cũng khó lòng ngăn chặn tên lửa Kornet, do thiết kế đầu đạn kép và liều nổ cỡ lớn của nó. Một điểm nổi bật khác của Dehlavie là kính ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm có khả năng phóng đại gấp 12-20 lần, lớn hơn mức phóng đại 12 lần trên kính ngắm cùng loại của tên lửa Javelin.

Kính ngắm ảnh nhiệt ITAS trên tổ hợp TOW có độ phóng đại 24 lần, nhưng nó nặng hơn nhiều so với hệ thống ngắm bắn của Dehlavie. Tầm bắn và khả năng phát hiện mục tiêu lớn cho phép Dehlavie tấn công cả những mục tiêu như trực thăng bay thấp.

 

Về lý thuyết, tên lửa Dehlavie có thể xuyên qua lớp giáp thép cán đồng nhất (RHA) dày 1.100-1.300 mm sau khi phá hủy giáp phản ứng nổ (ERA), hoặc tiêu diệt mục tiêu sau lớp bê tông dày 3,5 m. Nhà phát triển Iran còn phát triển phiên bản sử dụng đầu nổ nhiệt áp, nhằm tiêu diệt bộ binh và mục tiêu mềm trên chiến trường.

Giới chuyên gia cho rằng, hiện Iran đang tiếp tục phát triển phiên bản sử dụng đầu đạn nhiệt áp và đạn nổ mạnh (HE) cho cả hai loại tên lửa, giúp chúng tấn công được nhiều mục tiêu khác nhau hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, điều gây khó hiểu nhất là không rõ lực lượng GNA có được dòng tên lửa chống tăng tối tân này bằng cách nào và số lượng bao nhiêu. Hiện Iran vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về thông tin này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm