Hải quân NATO ‘tìm cách’ phong tỏa hạm đội Nga ở Đại Tây Dương
NATO bắt đầu xây dựng căn cứ không quân quân sự ở Bắc Cực / Tác chiến điện tử Nga vượt quá sự tưởng tượng của NATO
Đại Tây Dương là khu vực rộng lớn và phức tạp về địa chính trị. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường lớn thế giới, NATO phải thúc đẩy chiến lược đồng bộ nhằm giữ vị trí an toàn cho các đồng minh trước các đối thủ cạnh tranh.
Hải quân NATO ‘tìm cách’ phong tỏa hạm đội Nga ở Đại Tây Dương. (Ảnh: AP) |
Theo đó, sau tuyên bố chung của các quốc gia thành viên NATO về việc sẵn sàng bắt đầu chống lại Nga ở Đại Tây Dương, có thông tin cho rằng một số quốc gia NATO đang cố gắng thực hiện phong tỏa hải quân Nga ở Đại Tây Dương.
Các nguồn tin cho hay, vào năm tới hạm đội Nga có thể nhận được tên lửa hành trình siêu thanh Zircon có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển ở khoảng cách lên đến 1.000 km và các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách lên đến 1.500 km. Đây thực sự là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Mỹ.
Phía Mỹ nhấn mạnh thực tế rằng ngày nay Nga có thể chủ động chống lại các nước NATO, nhờ vào việc tăng cường đáng kể hạm đội và áp dụng các loại tên lửa mới.
“Lần đầu tiên sau một thời gian dài, chúng ta thấy hoạt động tàu ngầm của Hải quân Nga tăng lên đáng kể. Nga tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển khả năng trong môi trường dưới nước. Đây là một cách bất đối xứng để thách thức phương Tây - NATO, và Nga đang làm tốt”, Đô đốc James Foggo, cựu Chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại châu Âu, châu Phi và Bộ tư lệnh Liên hợp đồng minh Naples cho biết.
Theo các chuyên gia, ngày nay mục tiêu chính của Mỹ là cố gắng phong tỏa hải quân Nga để ngăn chặn lực lượng này tiến vào Đại Tây Dương, điều này có thể thành hiện thực bằng cách đóng cửa eo biển Bosphorus (ở Thổ Nhĩ Kỳ) và Gibraltar, cũng như phong tỏa một phần Bắc Cực.
Trước đó, Daily Mail của Anh đưa tin, số lượng tàu ngầm Nga hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương đã tăng vọt.
Vào tháng 7/2020, Wall Street Journal dẫn nguồn từ các quan chức NATO và giới phân tích quân sự đưa tin rằng, Nga hiện đang triển khai tàu ngầm với số lượng nhiều hơn, thời gian lưu lại dài hơn tại các khu vực của Đại Tây Dương, nơi chúng có thể tạo ra mối đe dọa đối với tàu chiến của NATO và những hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.
Trong khi đó, quân đội Mỹ nhiều lần phàn nàn rằng tàu ngầm của Nga đã tước đi “bến đỗ an toàn” đối với hạm đội của họ. Cụ thể, Phó Đô đốc Andrew Woody Lewis cho rằng Lầu Năm Góc đã đánh mất vị thế thống trị không thể tranh cãi ở Đại Tây Dương.
Theo ông Lewis, Moscow sử dụng thiết bị với “hệ thống vũ khí sát thương ở mức độ cao hơn”, gây khó khăn nhiều hơn cho hải quân Mỹ khi chuẩn bị triển khai những hoạt động khác nhau. Ông nói thêm rằng quân đội cảm thấy “không an toàn” khi ở bên ngoài căn cứ hải quân chính của Hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025