NATO triển khai 54 hệ thống tên lửa cách Crimea 230 km
Tên lửa bí mật Gremlin xuyên thủng phòng không NATO / Mỹ quyết làm tên lửa tái sử dụng
Theo đó, trên lãnh thổ Romania - một quốc gia thành viên NATO, việc triển khai hệ thống tên lửa chiến thuật HIMARS của Mỹ đã bắt đầu.
Avia-pro đưa tin, hệ thống này đã nhận được tên lửa chiến thuật có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km.
NATO triển khai 54 hệ thống tên lửa cách Crimea 230 km. (Ảnh: Defence24) |
Các chuyên gia của Avia-pro cho biết, ở đây chúng ta đang nói về việc triển khai 54 hệ thống tên lửa chứ không phải 18 như đã báo cáo trước đây.
Trước đó, có thông tin cho rằng, trong biên chế của Romania, 18 hệ thống tên lửa chiến thuật M142 HIMARS đã xuất hiện có thể được trang bị nhiều tên lửa phóng đạn hoặc tên lửa chiến thuật.
Cụ thể, trong một bức ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy, một tàu biển đã vận chuyển 18 tổ hợp M142 HIMARS từ Mỹ đến Romania.
Các chuyên gia của Avia-pro không loại trừ rằng để đối phó với các hành động của Romania, Nga sẽ triển khai thêm các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander và Iskander-M trên lãnh thổ Crimea, khả năng của chúng rộng hơn nhiều - tầm bắn của hệ thống tên lửa chiến thuật Nga là đủ để tấn công vào Thủ đô Romania.
Theo Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới, các thiết bị và vật liệu sẽ được chuyển đến địa điểm của tiểu đoàn tên lửa tác chiến-chiến thuật số 81 đóng tại Focsani, phía đông Romania, đây sẽ là đơn vị đầu tiên của Lực lượng vũ trang Romania áp dụng hệ thống này.
Cũng theo các chuyên gia Nga, nguy hiểm nhất là tên lửa chiến thuật có tầm bắn có thể cho phép tấn công vào lãnh thổ Nga. Đáng chú ý là mỗi tổ hợp được chuyển giao cho Romania đều được trang bị ít nhất một tên lửa đạn đạo chiến thuật M57 (ATACMS).
Các chuyên gia tin rằng trong bối cảnh của các hành động như vậy của NATO, Nga sẽ không chỉ tăng cường khả năng phòng thủ của Crimea bằng cách triển khai thêm các hệ thống phòng không, mà đáp lại sẽ triển khai các hệ thống tên lửa tác chiến có khả năng tấn công lãnh thổ Romania.
Vào 8/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định phê duyệt việc có thể bán khí tài quân sự nước ngoài dành cho Romania đối với Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) cùng các hỗ trợ và thiết bị liên quan với chi phí ước tính là 1,25 tỉ USD.
Ngoài ra, vào tháng 8/2018, hà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 218 triệu USD cung cấp 18 bệ phóng M142 HIMARS, cùng đào tạo liên quan, phụ tùng và các sửa đổi nâng cao cũng như cải tiến sản phẩm theo kế hoạch cho Romania.
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao M142 (M142 High-Mobility Artillery Rocket System - HIMARS) là hệ thống tên lửa phóng loạt chiến thuật hạng nhẹ đặt trên khung xe tải tiêu chuẩn của Lục quân M1140, được phát triển vào năm 1996 cho Quân đội Mỹ. HIMARS có thể sử dụng toàn bộ dòng đạn của Hệ thống phóng nhiều lần (MFOM) và dùng chung đạn với Hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M270A1, tuy nhiên chỉ có thể mang một quả thay vì hai quả tiêu chuẩn với các biến thể M270 và A1.
Tính đến tháng 10/2018, Lockheed Martin đã chuyển giao khoảng 500 bệ phóng HIMARS cho Quân đội Mỹ và các khách hàng quốc tế. Hiện M142 HIMARS có trong trang bị của các Lực lượng vũ trang Mỹ (Lục quân, Vệ binh Quốc gia và Thủy quân Lục chiến), Singapore, Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, Jordan, Canada, Qatar, Ba Lan, Romania, Philippines... M142 HIMARS từng tham gia thực chiến tại Afganistan, Syria và Iraq.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025