Quốc tế

Hé lộ nguyên nhân khiến Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga

Thời gian qua, vùng biển của Nga vẫn được coi là “vùng đất cấm” của Mỹ, do Nga sở hữu loại vũ khí khủng khiếp, có thể hủy diệt một quốc gia chỉ trong vài phút.

Mỹ buộc phải nối lại mua Iron Dome / "Thật khiếp đảm", phi công F-22 Mỹ thốt lên sau khi đánh chặn siêu máy bay Tu-160 của Nga

Từ thời Liên Xô, người Nga đã rất coi trọng việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân trong lực lượng hải quân. Hải quân Nga có nhiều loại tàu ngầm có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính là tìm kiếm và phá hủy tàu ngầm đối phương, tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược là lực lượng hạt nhân răn đe dưới nước “đáng sợ” của Nga.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược là lực lượng răn đe chính của Hải quân Nga. Nguồn: Sohu.

Ngày nay, Nga sở hữu loại tàu ngầm có thể coi là “khủng khiếp” nhất thế giới, đó là tàu ngầm Proyekta 955 Borei, đây là niềm tự hào của Hải quân Nga và là ngôi sao hy vọng của toàn bộ nước Nga, ngay cả Mỹ cũng sợ hãi loại tàu ngầm này. Nga dự kiến sẽ chế tạo 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei, hiện, 3 tàu ngầm lớp này đã đưa vào biên chế, tàu ngầm thứ 4 cũng đang trong quá trình chế tạo.

Tàu ngầm hạt nhân Proyekta 955 là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư được phát triển bởi Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin và đóng bởi Sevmash cho lực lượng hải quân Nga. Loại tàu ngầm này được chế tạo dự định để thay thế các tàu ngầm Proyekta 667BDR Kalmar, Proyekta 667BDRM Delfin và Proyekta 941 Akula hiện đang phục vụ trong hải quân Nga.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga
Sơ đồ thiết kế tàu ngầm Proyekta 955. Nguồn: Sohu.

Tàu ngầm Proyekta 955 được lên ý tưởng và phát triển từ thời Liên Xô cũ (tháng 11/1985). Do tàu được thiết kế và đóng trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của Nga nên chiếc đầu tiên của Proyekta đã bị chậm tiến độ do sự thiếu hụt của ngân sách chính phủ về quân sự đã khiến cho nhiều chương trình bị hủy bỏ. Tàu ngầm hạt nhân này có tổng chiều dài 170 m, rộng 13,5 m và lượng giãn nước toàn tải là 17.000 tấn. Nó có thể mang theo 16 ngư lôi và tên lửa chống ngầm có điều khiển "Trận bão tuyết", 16 hệ thống tên lửa phòng không.

Kể từ năm 2020, tàu ngầm lớp Borei sẽ là thành phần chủ đạo của hải quân trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. 8 tàu ngầm với 16 kíp lái sẽ bảo đảm sự hiện diện của Nga ở các đại dương trên thế giới. Từ khi tàu ngầm hạt nhân Proyekta 955 đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2013, Mỹ đã không ngừng nghiên cứu sức mạnh hủy diệt thực sự của tàu ngầm này.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga
Một tàu ngầm Nga trong dự án Borei. Nguồn: Sohu.

Tạp chí The National Interest của Mỹ đánh giá, dự án Borei có thể "phá hủy toàn bộ một quốc gia trong vài phút", điều này cho thấy uy lực khủng khiếp của loại tàu ngầm này, ngay cả Mỹ cũng phải sợ hãi. Các chuyên gia quân sự Nga còn tuyên bố rằng, chừng nào còn có tàu ngầm hạt nhân Proyekta 955, thì Hải quân Mỹ vẫn phải “im lặng” và không dám “manh động” trên các vùng biển của Nga.

 

Vũ khí đáng sợ nhất của Proyekta 955 chính là tên lửa RSM-56, đây là loại tên lửa được chế tạo đặc biệt dành riêng cho tàu ngầm Proyekta 955. Tên lửa RSM-56 sử dụng đầu đạn hạt nhân dẫn đường, có thể phóng dưới biển, nó có khả năng che giấu tốt và khả năng sống sót mạnh mẽ, tầm bắn lên đến gần 10.000 km.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga
Tên lửa RSM-56 Bulava có thể xé tan mục tiêu ở cự ly gần 10.000 km. Nguồn: Sohu.

Proyekta 955 có thể phóng 16 tên lửa đạn đạo RSM-56 và mỗi tên lửa RSM-56 có thể mang theo 10 đầu đạn, do đó sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân 955 có thể phá hủy một quốc gia trong vài phút. Điều này cũng thể hiện rằng, khi xảy ra chiến tranh trên biển, có lẽ chỉ có Nga mới có thể đánh bại Mỹ.

Ngoài hệ thống vũ khí uy lực, tàu ngầm lớp Borei còn được trang bị các công nghệ hiện đại. Thiết kế nhỏ gọn và hiệu quả giúp tàu giảm độ ồn đáng kể so với các thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược trước đó. Borei cũng là lớp tàu ngầm chiến lược đầu tiên của Nga sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet). Tàu được trang bị nhiều khoang thoát hiểm, giúp thủy thủ đoàn rời tàu ngay cả khi đang lặn dưới biển.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ không dám “manh động” trong vùng biển của Nga
Tàu ngầm lớp Virginia của hải quân Mỹ. Nguồn: Sohu.

Hệ thống định vị thủy âm (sonar) cho phép tàu ngầm lớp Borei phát hiện đối phương từ khoảng cách lớn gấp 1,5 lần tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ. Tàu còn được trang bị tổ hợp thiết bị điện tử phức tạp, cho phép nó liên lạc, thu nhận thông tin về mục tiêu và nhiều chức năng khác.

Nga đứng đầu thế giới về tàu ngầm hạt nhân là điều không cần bàn cãi, số lượng tàu ngầm Nga đủ khiến nhiều nước phương Tây sợ hãi. Tuy rằng, hiện số lượng tàu ngầm hạt nhân của Nga chỉ đứng sau Mỹ, nhưng Nga không chỉ sở hữu những tàu ngầm hạt nhân chiến lược mạnh nhất thế giới, mà còn có hàng chục tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, ngoài ra Nga còn có khoảng 20 tàu ngầm thông thường, điều này đủ để san bằng khoảng cách với Mỹ về số lượng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm