Quốc tế

Hé lộ tham vọng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga trong 10 năm tới

Viện Công nghệ Massachusetts - hay MIT - là một trung tâm đào tạo bậc cao của Mỹ, nơi có “các nhà khoa học tên lửa”, nhưng một viện khác ít được người Mỹ biết đến hơn là MITT của Nga, cơ quan được nói là thậm chí còn dành nhiều tâm huyết hơn cho việc nghiên cứu và đổi mới khoa học tên lửa.

Máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga được trang bị tên lửa cận chiến / Mỹ lo ngại MQ-9 Reaper bị Altius-RU của Nga 'soán ngôi'

Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MITT), hiện do Tổng công ty Nhà nước Roscosmos chuyên về các hoạt động không gian quản lý, được thành lập vào tháng 5 năm 1946 và ban đầu tập trung vào việc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa đẩy để tăng khả năng răn đe chiến lược của Liên Xô.

Ngày nay, viện tham gia các dự án dân sự, bao gồm nghiên cứu phát triển cả các phương tiện phóng vệ tinh, nhưng cũng tiếp tục với các dự án quân sự và trong tháng này đã tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga. Tên lửa đã được phóng thử thành công từ sân bay vũ trụ thử nghiệm cấp nhà nước đầu tiên của Bộ Quốc phòng Nga, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng trong nước nói với Tass.

ICBM Topol.

ICBM Topol.

Nguồn tin cho biết: “Giữa tháng 6, tên lửa đạn đạo mới nhất do Viện Công nghệ nhiệt Moscow phát triển đã được phóng thử thành công từ sân bay vũ trụ Plesetsk”.

Viện Công nghệ Nhiệt Moscow được cho là đã bắt đầu phát triển các phiên bản cải tiến của dòng ICBM Kedr cả dạng di động trên xe phóng và dạng silo (hầm phóng tên lửa ngầm trong lòng đất), trong nỗ lực nâng cấp vũ khí trang bị chiến lược của Nga. Theo Tass, công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) ICBM mới nhất sẽ bắt đầu trong giai đoạn 2023-2024.

Kedr là một hệ thống ICBM nhiên liệu rắn, giống như phiên bản tiền nhiệm Yars, sẽ có cả biến thể di động và dựa trên silo. Các hệ thống ICBM cơ động có thể được hưởng một số lợi thế so với các biến thể silo: kẻ địch khó xác định vị trí, theo dõi, nhắm mục tiêu và tiêu diệt chúng hơn, do vậy chúng có khả năng sống sót cao hơn. Các ICBM nhiên liệu rắn Kedr dự kiến ​​thay thế các hệ thống ICBM Yars hiện nay vào đầu những năm 2030.

 

Điện Kremlin trước đây đã đặt mục tiêu thay thế tất cả các hệ thống ICBM Topol ra đời từ thời Liên Xô những năm 1980 và là nền tảng của lực lượng ICBM di động của Nga trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ. Phiên bản Topol-M ra đời vào đầu những năm 2020. Thay thế các ICBM cũ vào năm 2030 là một mục tiêu khá thực tế với giả định rằng Nga có thể duy trì tốc độ hiện đại hóa hiện tại của mình. Tên lửa Topol-M có tuổi thọ từ 15 đến 20 năm - và khi những hệ thống này hết niên hạn, Kedr có thể đã sẵn sàng.

Như một số tờ báo trước đây từng đưa tin, hệ thống Kedr là cột mốc mới nhất trong chương trình sâu rộng của Điện Kremlin nhằm xây dựng một lực lượng ICBM hiện đại hóa. Theo một ước tính đưa ra năm 2020 được trích dẫn rộng rãi, Lực lượng vũ trang Nga được cho là sở hữu 46 tên lửa R-36M2 (SS-18) nâng cấp, 45 hệ thống tên lửa cơ động đường bộ Topol (SS-25), 61 tên lửa Topol-M (SS -27) trong silo, 18 Topol-M di động, 135 hệ thống d động Yars di động và 14 hệ thống Yars trong silo. ICBM Yars được cho là đến một lúc nào đó sẽ loại bỏ tất cả các đơn vị Topol-M còn lại; và tương tự, hệ thống Kedr mới được thiết kế để thay thế tất cả các đơn vị Yars hiện có trong những thập kỷ tới.

MITT đã phát triển ICBM Topol, Topol-M, Yars và Bulava. Vào ngày 13 tháng 5, Viện do Nhà thiết kế trưởng Yuri Solomonov đứng đầu đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm thành lập.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm