Mỹ chuyển giao tên lửa nhanh hơn Zircon cho quân đội
Mỹ tin F-35 vẫn cần thiết cho Mỹ và đồng minh / Nga triển khai Status-6 ở Kamchatka, có thể kiềm chế Mỹ từ bờ biển phía Tây
Việc chuyển giao những hệ thống phóng đầu tiên cho Lục quân Mỹ được thực hiện hôm 17/3 nhưng nay hình ảnh mới được công bố.
Trung tướng Lục quân L. Neil Thurgood, người đứng đầu Văn phòng Công nghệ quan trọng và năng lực siêu thanh của quân đội cho biết, ông đã đích thân giám sát việc vận chuyển các hệ thống đặc biệt này hôm 8/3 trước khi bàn giao cho quân đội.
Mỹ chuyển giao hệ thống LRHW cho quân đội. |
"Cuối năm 2021, chúng tôi sẽ cung cấp những thiết bị bổ sung cho nguyên mẫu hệ thống tên lửa siêu thanh tầm xa LRHW. Việc trang bị đầy đủ hệ thống LRHW sẽ được thực hiện trong năm tài chính 2023", Tướng L. Neil Thurgood cho biết.
Dù đã chính thức chuyển giao LRHW cho quân đội phục vụ công tác huấn luyện nhưng hiện tại, Lục quân Mỹ vẫn chưa tiết lộ danh tính đơn vị đầu tiên vận hành thử nghiệm hệ thống tên lửa siêu thanh này.
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin Corp tiết lộ, một tổ hợp hoàn chỉnh của LRHW bao gồm 4 hệ thống gồm xe mang phóng rên lửa, xe radar, xe chỉ huy và xe tiếp đạn. Mỗi xe mang phóng tên lửa được triển khai 2 quả đạn LRHW có thể triển khai chiến đấu trong thời gian rất ngắn.
Điều đặc biệt là trong giai đoạn đầu, Dự án LRHW sẽ tạo chỉ tạo ra tổ hợp tên lửa siêu thanh trên mặt đất, sau khi được trang bị sẽ có thêm phiên bản trang bị tổ hợp cho các tàu mặt nước và tàu ngầm - chương trình này có tên là "Conventional Prompt Strike – CPS" - Đòn tấn công nhanh quy ước.
Tổ hợp sẽ được lắp trên khung gầm xe bánh lốp- tương tự như khung gầm của tổ hợp tên lửa phòng không Patriot. Xe chiến đấu sẽ có hai container vận chuyển- phóng cùng tên lửa AUR mang phần chiến đấu C-HGB.
Sau khi phóng, khi tốc độ tên lửa đạt Mach 8 cho đến Mach 10, khối tác chiến sẽ tách khỏi tên lửa, bắt đầu vừa bay vừa cơ động để tránh phòng thủ đối phương và tấn công chính xác mục tiêu.
Cự ly bay của đầu đạn siêu thanh, nếu tính đến cả tầm bắn của tên lửa, có thể đạt tới 4.000-5.000 km. Với tốc độ đạt được, LRHW bay nhanh hơn Zircon và tương đương với tên lửa siêu thanh Dao găm của Nga nhưng vượt trội về tầm bắn.
Tổ hợp vũ khí siêu thanh trang bị cho Hải quân, nếu theo đúng kế hoạch, sẽ sẵn sàng trước năm 2028. Tổ hợp này trước hết sẽ được trang bị cho các phiên bản hiện đại hóa mới nhất của lớp tàu ngầm đa năng Virginia.
Từ thực trạng chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ, có thể thấy, hai năm trước đây, khi mà trong tay người Mỹ trên thực tế gần như còn chưa có gì (vũ khí siêu thanh), ngay cả mới trong các dự án, thì nhiều chuyên gia cho rằng người Mỹ chỉ có thể đuổi kịp Nga trong lĩnh vực này ít nhất là phải sau từ 8-10 năm nữa.
Nhưng nhiều khả năng là họ sẽ có những kết quả thực tế- những kết quả ở quy mô công nghiệp–sớm hơn dự báo như trên rất nhiều. Và một điều đã trở nên rất rõ ràng - việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là cần thiết cho Mỹ để chế tạo các tên lửa tầm trung, trong đó có cả những tên lửa sẽ được sử dụng trên các tổ hợp LRHW mặt đất.
Và tất cả những phát biểu, tuyên bố về việc Nga phát triển tên lửa tầm trung vi phạm INF được Mỹ đưa ra trước đây đơn giản chỉ là một tấm bình phong và một màn khói để ngụy trang cho việc Mỹ đang âm thầm phát triển loại vũ khí như vậy.
Một số hình ảnh Mỹ chuyên giao LRHW:
End of content
Không có tin nào tiếp theo