Tại sao Nga đem "rồng biển" K-300P lên trấn giữ Bắc Cực?
Tên lửa diệt hạm của tổ hợp K-300P có tầm tác chiến xa, tốc độ bay nhanh, uy lực mạnh có thể đánh phá hủy tàu chiến 10.000 tấn chỉ với một phát bắn. Đây là một trong các vũ khí quan trọng được Nga triển khai tại Bắc Cực.
Nhật Bản "chi đậm" cho "Aegis trên cạn" khi Triều Tiên liêp tiếp phóng tên lửa / Indonesia trang bị tên lửa Exocet Block 3 cho loạt tàu chiến nâng cấp
Cách Thủ đô Moskva của Nga hơn 6 múi giờ, trên địa hình đóng băng của quần đảo New Siberia, một cuộc chạy đua vũ trang mới đang dần hình thành
Căn cứ quân sự trên đảo Kotelny là tiền đồn mới nhất của Moscow, nằm tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới
Khu tổ hợp hình cỏ ba lá được sơn màu quốc kỳ của Nga, có khả năng bảo đảm cuộc sống của 250 binh sĩ, với đủ lượng nhu yếu phẩm cho họ sử dụng suốt hơn một năm mà không cần tiếp tế từ bên ngoài.
Đây là một trong ba căn cứ mới được Nga xây dựng trên vĩ tuyến 75, nằm trong tham vọng triển khai sức mạnh quân sự của Moscow tại vùng Bắc Cực.
Lực lượng đồn trú thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga chuyển tới căn cứ Kotelny hồi năm 2016. Một trong những loại vũ khí sát thủ được triển khai tại đây chính là K-300P.
"Lực lượng tại đây có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ lợi ích của Nga tại khu vực có thể nhanh chóng trở thành điểm nóng địa chính trị mới của thế giới. Nga sở hữu 50% đường bờ biển Bắc Cực và đang đệ trình lên Liên hợp quốc dự thảo tuyên bố chủ quyền với 1,2 triệu km vuông thềm lục địa Bắc Cực", phóng viên Mary Ilyushina của CNN cho biết.
Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động cực nguy hiểm do Nga phát triển và chế tạo.
Tổ hợp bờ đối hạm K-300P bắt đầu được NPO phát triển vào những năm 1980 để thay thế các tổ hợp 4K51 Rubezh sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15 Temit và 4K44B REDUT-M sử dụng tên lửa P-35 đã lỗi thời.
Do sự tan rã của Liên bang Xô viết và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào thập niên 1990 của thế kỷ trước, công việc phát triển K-300P đã bị trì hoãn và mãi đến năm 2010, các tổ hợp này mới được trang bị cho quân đội Nga.
Tầm phóng đạn tên lửa P-800 Onyx của hệ thống K-300P lên tới 300km.
Trọng lượng đầu đạn 250kg, đủ sức tiêu diệt các mục tiêu mặt nước có lượng giãn nước tới 10.000 tấn.
Nếu nhiều hệ thống cùng phóng đạn một lúc có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu sân bay.
Trong khi hầu hết các tên lửa diệt hạm đều bay với vận tốc cận âm thì đạn tên lửa P-800 của tổ hợp K-300P lại bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 2,6 lần (Mach 2,6).
Với khả năng bay cực nhanh này, P-800 có khả năng xuyên phá qua các hệ thống đánh chặn tầm gần và chống áp chế vũ khí điện tử của đối phương.
Ngay sau khi phóng, tên lửa nhanh chóng đạt đến độ cao 15 km. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu.
Sau khi phát hiện mục tiêu, tên lửa tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống 10-15 m so với mực nước biển.
K-300P là một hệ thống bao gồm 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút.
4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.
Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3.900 kg.
Với tốc độ siêu nhanh, tính cơ động rất cao, đường bay phức tạp, cùng với "bộ não điện tử thông minh", P-800 là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất trên thế giới, chúng trở thành nỗi kinh hoàng với bất cứ loại tàu nổi nào, kể cả các biên đội tàu sân bay rất mạnh của Mỹ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo