Quốc tế

Hệ thống HIMARS mà Mỹ có thể gửi cho Ukraine lợi hại ra sao?

Một số nhà phân tích nhận định, HIMARS có thể là vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” vào thời điểm các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn do hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của Nga.

G7 cam kết hỗ trợ 28 tỷ euro cho ngân sách Ukraine / 'Bất kỳ sự xâm phạm nào của NATO vào Crimea đều có thể châm ngòi Thế chiến 3'

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/5 thông báo Mỹ sẽ gửi các hệ thống tên lửa tiến tiến hơn tới Ukraine để họ có thể nhắm vào những “mục tiêu quan trọng” trên chiến trường. Liên quan vấn đề này, AFP dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết Washington có thể gửi hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS cho Ukraine với tầm bắn 80km.
Hệ thống M142 HIMARS phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập tại Camp Pendleton, California. Ảnh: Popular Mechanics.

Hệ thống M142 HIMARS phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập tại Camp Pendleton, California. Ảnh: Popular Mechanics.

Sức mạnh của HIMARS
Hệ thống M142 HIMARS là phiên bản hiện đại hóa, được đặt trên xe bánh lốp, nhẹ hơn và cơ động hơn so với phiên bản cũ M270 MLRS gắn trên xe bánh xích mà Lockheed Martin phát triển vào những năm 1970 cho các lực lượng Mỹ và đồng minh. Ukraine trước đó đã vận hành các hệ thống MLRS nhưng HIMARS có tầm bắn và độ chính xác vượt trội.
HIMARS gồm có 1 xe tải 5 tấn bọc thép được trang bị để phóng tên lửa cỡ nòng 227 mm. Mỗi hệ thống này có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) với tầm bắn 70-80km hoặc một tên lửa cấp chiến thuật lục quân (ATACMS) với tầm bắn 300km. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không cung cấp ATACMS cho Ukraine.
Theo Lục quân Mỹ, HIMARS có thể tiến hành các đợt bắn phá, áp chế và phản công lớn hoặc thực hiện nhiệm vụ pháo binh ở phạm vi gần 70 km. Mỹ cho rằng, HIMARS có thể “vượt mặt” hầu hết các loại pháo của Nga và tấn công chúng từ khoảng cách nằm ngoài tấm bắn của súng và bệ phóng tên lửa Nga. Các khẩu đội M142 có thể nhanh chóng tiếp cận và rời khỏi trận địa khi nhận được mệnh lệnh. Thời gian triển khai chớp nhoáng cũng giúp HIMARS ra đòn quyết định trước khi đối phương kịp phản ứng.
Với một kíp vận hành gồm 3 người, mỗi hệ thống HIMARS có thể loại bỏ một bệ tên lửa đã qua sử dụng và thay thế bằng bệ tên lửa mới trong vòng vài phút mà không cần sự yểm trợ của các phương tiện khác. Quân đội Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống HIMARS ở châu Âu và cung cấp cho đồng minh trong khối NATO chẳng hạn như Ba Lan và Romania. Vẫn chưa rõ Washington sẽ gửi cho Ukraine bao nhiêu hệ thống này.
Video: Hệ thống HIMARS nhắm bắn mục tiêu trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Nguồn: Popular Mechanics.

Vũ khí thay đổi cuộc chơi?
Ukraine hiện có nhiều hệ thống pháo phản lực, trong đó có hệ thống BM-30 Smerch 300mm. Nhưng hầu hết đều không có hệ thống dẫn đường và độ chính xác kém hơn so với lựu pháo Howitze. HIMARS khác với các hệ thống tên lửa khác. Thay vì tấn công một khu vực rộng lớn bằng cách rải những quả đạn có kích cỡ tương đương với một quả bóng tennis, HIMARS khiến mỗi quả tên lửa đều được sử dụng hiệu quả. Mỗi tên lửa GMLRS có khả năng tấn công phủ đầu vào một tập hợp các tọa độ được xác định trước, sử dụng một đầu đạn riêng lẻ, được thiết kế để bù đắp cho sự tổn thất của hàng trăm đầu đạn nhỏ hơn.
Cách đây 3 tháng, thật khó có thể tưởng tượng rằng Ukraine sẽ nhận được loại vũ khí tối tân này, nhưng hiện giờ tình hình đã thay đổi.
HIMARS sẽ cung cấp cho các lực lượng Ukraine khả năng tấn công xa hơn vào phía sau phòng tuyến của Nga, trong khi tránh né tốt hơn vũ khí tầm xa của Nga. Tên lửa dẫn đường bằng GPS của HIMARS có tầm bắn gấp đôi so với tên lửa M777 mà Mỹ cung cấp cho các lực lượng Ukraine trong thời gian gần đây. Khoảng cách 80 km nhìn chung sẽ giúp HIMARS nằm ngoài tầm bắn của pháo binh Nga, đồng thời đặt các khẩu đội Nga vào tình thế nguy hiểm. Ngoài ra, hệ thống này có thể đe dọa các kho tiếp tế của Nga trong bối cảnh phương Tây tin rằng lực lượng Nga đang gặp các vấn đề vệ hậu cần.
Một số nhà phân tích nhận định, HIMARS có thể là vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” vào thời điểm các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn do hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của Nga. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, vũ khí này sẽ khó làm thay đổi cán cân trên chiến trường trong “một sớm một chiều”.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm