Quốc tế

Hy Lạp muốn mua gấp F-35 để đối phó S-400

Để tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ khi căng thăng với Thổ, Hy Lạp đang đẩy nhanh việc mua tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ.

Nga không gặp vấn đề gì khi chuyển S-400 cho Iran / Tên lửa S-300, S-400 sẽ gia tăng uy lực

Theo National Interest, Mỹ đã công bố thư đề nghị (LOR) được Bộ Quốc phòng Hy Lạp gửi đến Lầu Năm Góc, trong đó nêu đề xuất đặt mua 18-24 tiêm kích tàng hình F-35 đã qua sử dụng trong biên chế Không quân Mỹ.

Bức thư được gửi hôm 6/11 với chữ ký của Theodoros Lagios, giám đốc Cục Trang bị và Mua sắm thuộc Bộ Quốc phòng Hy Lạp. Ông cũng đề nghị quan chức Mỹ thăm Hy Lạp càng sớm càng tốt để bắt đầu đàm phán về thỏa thuận mua bán tiêm kích F-35.

Hy Lap muon mua gap F-35 doi pho S-400
Tiêm kích tàng hình F-35.

Ông Lagios cũng được cho là hối thúc phía Mỹ nhanh chóng đưa ra câu trả lời, bởi Hy Lạp muốn nhanh chóng nhận được những tiêm kích tàng hình tối tân này.

Ông viết trong thư: "Điều quan trọng là chiếc F-35 đầu tiên được bàn giao trong năm 2021, nhằm đáp ứng các thỏa thuận tài chính và quy định trong Liên minh châu Âu (EU). Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để thực hiện kế hoạch tham vọng này".

Việc Hy Lạp muốn nhận luôn F-35 ngay trong năm tới chính là nguyên nhân khiến nước này sẵn sàng mua những chiếc tiêm kích thế hệ 5 đã qua sử dụng từ Mỹ.

Việc muốn nhanh chóng đưa F-35 vào biên chế cũng đòi hỏi Hy Lạp đẩy nhanh mua sắm và triển khai những hệ thống kỹ thuật và hậu cần đi kèm riêng cho dòng tiêm kích này.

Quân đội Hy Lạp đang muốn hiện đại hóa toàn diện lực lượng Không quân, nhằm đối phó với nỗ lực tăng cường hiện diện và đẩy mạnh hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải.

 

Báo Mỹ dẫn thông tin từ tờ Proto Thema của Hy Lạp cho hay: "Hệ thống S-400 của Thổ có thể gây nhiều vấn đề với hoạt động bình thường của không quân Hy Lạp. Kế hoạch mua gấp F-35 có thể là một nỗ lực nhằm đối phó điều này".

Cũng theo nguồn tin này, việc đề nghị mua F-35 đã qua sử dụng không đồng nghĩa với việc thương vụ F-35 giữa Mỹ và Hy Lạp (lô F-35 được sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ ngừng lại.

Bởi hiện tại hai bên cần thêm thời gian để đàm phán về một số vấn đề như giá thành và những sửa chữa cần thiết để phù hợp với cấu hình dành cho Hy lạp.

Được biết, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có một mối quan hệ kỳ lạ. Họ là đồng minh của nhau trong khối NATO nhưng có lịch sử xung đột và cạnh tranh kéo dài trên tất cả các lĩnh vực, từ tranh chấp chủ quyền đến xung đột vì các quốc gia phụ thuộc, hay là trong vấn đề người nhập cư vào châu Âu…

Hiện nay, Hy Lạp đang trở thành nòng cốt trong một định dạng liên khu vực mới được gọi là Liên minh 7+3, tức là một liên minh giữa các nước Ảrập và các quốc gia xung quanh Địa Trung Hải.

 

Khối này có thể bao gồm Pháp, Ý, Hy Lạp, Síp, Israel, Ai Cập, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Libya (không bao gồm các lực lượng cực đoan).

Theo giới phân tích phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện tham vọng địa-chính trị, can thiệp vào nhiều quốc gia, tạo ra mối đe dọa tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới tương lai của khu vực Trung Đông-Địa Trung Hải, gây nguy hại cho chính sách của Mỹ và châu Âu.

Ngoài ra, chính quyền Ankara đang mở rộng các định dạng hợp tác, bắt tay với kể cả các kẻ thù của NATO và châu Âu, dẫn tới nguy cơ chệch hướng phương Tây, đòi hỏi phải có một cơ chế kiềm chế hữu hiệu.

Do đó, Mỹ hiện đang siết chặt các lệnh trừng phạt đối với nước này, bao gồm cả việc không giao F-35 Lightning II cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy, việc Mỹ bán số máy bay này cho Hy Lạp là một mũi tên nhắm vào nhiều đích, trước hết là cảnh cáo ông Erdogan rằng, Mỹ sẽ làm thật chứ không chỉ nói suông, thứ hai là ngăn không cho S-400 có cơ hội tiếp cận với F-35, làm giảm sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, thứ ba là gia tăng sức mạnh cho Athens để kiềm chế Ankara.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm