Quốc tế

S-300 bản nâng cấp và S-400 sẽ ra sao khi ‘so găng’ với nhau?

Hy Lạp đang chuẩn bị thử nghiệm hệ thống S-300 phiên bản nâng cấp, nhằm răn đe S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, liệu S-300 nâng cấp của Athens sẽ ra sao khi đối mặt S-400 của Ankara.

Chuyên gia Nga: Chỉ cần Sarmat và Poseidon là đủ đánh bại Mỹ / Mỹ công bố cách vô hiệu hóa tên lửa của S-300 và S-400 khi tiếp cận

Theo The Defense World, Hy Lạp đang chuẩn bị thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống phòng không S-400. Theo hình ảnh vệ tinh của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã đưa hệ thống tên lửa phòng không S-300 trên đảo Crete vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể sẽ được thử nghiệm trong thời gian tới.

S-300 bản nâng cấp và S-400 sẽ ra sao khi ‘so găng’ với nhau?
Hệ thống phòng không S-300 của Hy Lạp. Nguồn: Huanqiu.

Hy Lạp gần đây đã nâng cấp hệ thống phòng không S-300 với nhiều radar mạnh hơn và tên lửa được cải tiến, tính năng của hệ thống này sau cải tiến được cho là đã “xấp xỉ” S-400. Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống tên lửa phòng không S-300 nâng cấp có thể được sử dụng để đối phó với máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc đối đầu vào tháng 7/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động máy bay chiến đấu F-16, khiến Hy Lạp phải điều động S-300, đồng thời cũng mua máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp.

Hy Lạp mua hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất vào năm 1996. Do áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ, những tên lửa phòng không này không thể được triển khai ở miền nam đảo Síp, nhưng chúng đã được triển khai trên đảo Crete vào năm 1998. Hy Lạp cũng đã ký các thỏa thuận với Nga vào năm 1999 và 2004 để mua các hệ thống phòng không Tor-M1 và SA-8B.

Hệ thống phòng không S-300 của Hy Lạp ban đầu được phát triển để đối phó với máy bay, nhưng đã được nâng cấp để có khả năng phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo. Giới quan sát đang đặt ra câu hỏi rằng, S-300 phiên bản mới của Hy Lạp có gì để răn đe S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ và liệu rằng hai hệ thống này sẽ ra sao khi “va chạm” nhau trong tương lai?

Phiên bản S-300 Hy Lạp nhận được sau nâng cấp là S-300PMU-2 với nhiêu thay đổi và trang bị mới. S-300PMU-2 mang lại hiệu suất chiến đấu tiệm cận với hệ thống S-400 Nga xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hệ thống này bao gồm trạm chỉ huy và điều khiển 54K6E2, radar bẫy 30N6E2 Tomb Stone và một phiên bản mới cho radar tìm kiếm tầm xa là NIIP 64N6E2 Big Bird, có thể theo dõi hơn 100 mục tiêu cùng lúc, khóa 6 mục tiêu và có thể dẫn đường cho 12 tên lửa tấn công.

 

S-300 bản nâng cấp và S-400 sẽ ra sao khi ‘so găng’ với nhau?
S-300 của Hy Lạp sau nâng cấp được cho là đủ để “đấu” với S-400 Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Huanqiu.

Sau nâng cấp, phiên bản S-300PMU-2 của Hy Lạp sẽ được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3.195 km, đánh chặn mọi mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau ở độ cao thấp nhất 10 m đến cao nhất 27 km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000 km/h.

Hệ thống được đánh giá là có khả năng không những bắn hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn được tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung, tên lửa hành trình và cả mục tiêu tàng hình.

Theo một số nguồn tin, tính năng đặc biệt của phiên bản S-300PMU-2 Nga nâng cấp cho Hy Lạp là chúng có thể đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

Vì vậy chúng sẽ tạo thành một mạng lưới phòng thủ thống nhất nhiều tâng giúp đối phó hiệu quả với những cuộc tấn công đường không từ bên ngoài. Đây là tính năng mà S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ dù tối tân hơn những cũng không có.

Sẽ không có gì đáng bàn về chương trình thảo luận nâng cấp S-300 giữa Hy Lạp và Nga nếu không diễn ra đúng thời điểm hai quốc gia thành viên NATO là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang bên bờ vực xảy ra xung đột. Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa Ankara và Athens cho thấy, các thành viên NATO không còn quan trọng đối với cả hai nước.

 

Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang giữa hai quốc gia Địa Trung Hải này, rất có thể một số quốc gia thuộc NATO sẽ ủng hộ Hy Lạp và một số quốc gia khác sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm