Quốc tế

Indonesia từ bỏ Su-35 có vì Mỹ trừng phạt?

Không quân Indonesia đã quyết định từ bỏ thương vụ Su-35 với Nga để đàm phán mua Rafale có mức giá đắt đỏ hơn nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân.

Mỹ khẳng định: Trung Quốc còn lâu mới sản xuất được hàng loạt tiêm kích J-20 / Những tiêm kích F-35A đầu tiên được lắp tại Nhật đã chính thức bay được

Thương vụ này được đích thân tân Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabovo Subianto cho biết khi nói về gói mua sắm lớn dành cho quân đội nước này có nguồn gốc từ Pháp.

Trong gói mua sắm này có 48 tiêm kích Dassault Rafale, bốn tàu ngầm Scorpene trang bị tên lửa diệt hạm Exocet SM39 và 2 tàu hộ tống tàng hình lớp Gowind.

Tiêm kích Rafale.
Tiêm kích Rafale.

Thông tin được vị bộ trưởng này đưa ra là rất bất ngờ bởi từ năm 2015 đến nay, Jakarta đã có thỏa thuận mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 với Nga để thay thế các đơn vị F-5E Tiger II cũ.

Nhưng do sức ép từ Mỹ, Indonesia đã phải hủy bỏ thỏa thuận với Nga. Ngay lập tức, Washington đã có hợp đồng cung cấp 2 không đoàn máy bay chiến đấu hiện đại F-16 Block 72 trị giá hơn 5 tỷ USD với Jakarta.

Lý do Indonesia bỏ Su-35 để chuyển sang mua Rafale đã khá rõ ràng nhưng theo Defense News, có nhiều yếu tố khiến quốc gia Đông Nam Á này thay đổi quyết định mua sắm của mình và sức ép từ Mỹ chỉ là một trong những nguyên nhân.

Theo nguồn tin này, để thuyết phục Indonesia, nhà sản xuất Dassault Aviation của Pháp đã đồng ý cung cấp một khoản vay có thời hạn khoảng 10 năm để hỗ trợ mua các chiến đấu cơ đa năng Rafale.

 

Eric Tappier – Giám đốc điều hành của Dassault cho biết, nguồn vốn hỗ trợ này của Dassault Aviation tương tự như với hợp đồng đặt mua 24 chiếc tiêm kích đa năng Rafale trị giá 5.7 tỷ USD của Ai Cập.

Gói tài chính hỗ trợ cho Indonesia sẽ có thời hạn thanh khoản trong vòng 10 năm và được một ngân hàng thương mại của Pháp đứng ra cho vay dưới sự bảo lãnh của chính phủ Pháp.

Lời đề nghị hấp dẫn được Pháp đưa ra ngay sau khi chương trình hiện đại hóa Không quân của Indonesia rơi vào bế tắc khi kế hoạch mua Su-35 không thực hiện được Mỹ can thiệp.

Cùng với gói hỗ trợ tài chính, nhà sản xuất Pháp còn không ngừng thuyết phục giới lãnh đạo Indonesia về khả năng vượt trội của Rafale so với hầu hết những dòng chiến đấu cơ thuộc thế hệ 4++ khác, kể cả Su-35 của Nga. Để chứng minh nhận định của mình, phía Pháp đã đưa ra những chỉ số để so sánh.

Đầu tiên, Rafale có tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với Su-35, cũng như có các tính năng bay tốt hơn. Nhờ có cánh ngang phía trước ở sát cánh, Rafale có thể vào góc tấn lớn nhanh hơn cũng như liệng nhanh hơn.

 

Thế mạnh tiếp theo là tốc độ leo cao của Rafale là 305 m/s, cho thấy các tham số gia tốc cực cao, tải lên cánh chỉ là 275 kg/m2, tạo ra lực nâng đáng kể ở góc tấn lớn và cho phép Rafale thực hiện chớp nhoáng vòng ngoặt về bất cứ hướng nào.

Trong khi đó, tốc độ leo cao của Su-35 chỉ là 280 m/s, tức là kém Su-30, cũng như Typhoon, J-11 và J-10. Tải lên cánh là 377 kg/m2, cho thấy tốc độ vòng ngoặt khá thấp.

Cùng với sự khác biệt Rafale tạo nên trong sự cơ động và linh hoạt là những tính năng đỉnh cao khác của tiêm kích Pháp. Cụ thể, có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám.

Để hoàn thành được những nhiệm vụ này, Rafale có thể mang tới 9,5 tấn (Su-35 mang được 8 tấn) vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Pháp có bán vũ khí kèm theo máy bay hay không.

Ngoài hệ thống vũ khí cực khủng, Rafale được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nhà sản xuất tuyên bố hệ thống chiến tranh điện tử Spectra sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương.

 

Với thiết kế khí động học khá ưu việt, lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp.

Khả năng linh hoạt, đối kháng điện tử mạnh cùng với kho vũ khí hủy diệt được trang bị, rõ ràng tiêm kích đa năng Rafale thực sự là đối thủ đáng sợ cho bất kỳ tiêm kích nào khi phải đối đầu với nó.

Với cách mời gọi từ nhà sản xuất Pháp, Indonesia đang đứng trước cơ hội rất lớn để sở hữu dòng tiêm kích số 1 của châu Âu này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm