Israel thừa nhận hệ thống đánh chặn Iron Dome biệt danh "vòm sắt" đã bắn rơi một UAV của nước này trong xung đột với Hamas, khiến nhiều quan chức lo ngại.
Hoán cải xe tăng T-54/55 thành xe bọc thép chở quân, Israel khiến cả thế giới kinh ngạc /
Philippines chi 209 triệu USD mua tàu tuần tra có khả năng mang tên lửa của Israel
Không thể phủ nhận hiệu suất đánh chặn tuyệt vời của hệ thống phòng thủ Iron Dome biệt danh "vòm sắt" của Israel trong cuộc xung đột với Hamas vừa qua. Phía Israel cho rằng hệ thống đánh chặn này đã giúp ngăn chặn khoảng 90% rocket mà phía Hamas bắn về phía Israel. Tuy vậy mới đây phía Israel cũng phải thừa nhận rằng hệ thống Iron Dome bắn cả vào UAV của quân mình khi tác chiến chống rocket của Hamas. "Một máy bay không người lái (UAV) Skylark đã bị hệ thống Iron Dome bắn rơi trong đợt chiến đấu ở Gaza và phòng thủ vùng trời đất nước. Sự việc đang được điều tra", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Israel cho biết hôm 25/5. Hiện chưa rõ thời điểm sự việc xảy ra và lá chắn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel đã bắn hạ tổng cộng bao nhiêu UAV trong 11 ngày giao tranh với Hamas. Quân đội Israel hôm 17/5 tuyên bố hệ thống này lần đầu bắn hạ UAV đối phương trong chiến đấu. Quân đội Israel đang vận hành phiên bản Skylark 1, với khối lượng khoảng 7 kg, hoạt động được liên tục 3 tiếng trong mọi điều kiện thời tiết và có thể cung cấp video trực tiếp cho kíp vận hành. Nhà sản xuất Elbit đã ra mắt phiên bản Skylark 2 và 3 kích thước lớn hơn, nhưng chưa rõ chúng có được biên chế cho quân đội Israel hay không. "Bộ Quốc phòng Israel tỏ ra lo ngại vì toàn bộ kế hoạch tác chiến những năm gần đây đều dựa trên kịch bản chiến đấu đa mặt trận với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng hải lục không quân", tờ Haaretz tiết lộ. Vụ bắn rơi UAV đồng đội đặt ra nghi vấn về khả năng của quân đội Israel trong chuẩn bị và chiến đấu thời gian dài mà không gây nguy hiểm cho chính lực lượng của mình. Truyền thông Israel cũng tiết lộ một cơ quan quản lý hàng không nước ngoài đã cho phép Israel duy trì không phận mở với hàng không dân dụng, sau khi giới chức nước này khẳng định hệ thống vòm sắt đủ khả năng phân biệt giữa mục tiêu uy hiếp Israel và máy bay dân dụng không gây nguy hiểm. Phần lớn hoạt động của vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành. Khác với những hệ thống khác, Iron Dome tích hợp những thuật toán thông minh cho phép chúng chỉ đánh chặn những mục tiêu thực sự gây nguy hiểm. Còn những mục tiêu xác định rằng không gây ra mối đe dọa thì hệ thống Iron Dome bỏ qua.
Lập trình này cho phép Iron Dome tận dụng đạn tên lửa đánh chặn. Mỗi quả đạn của hệ thống Iron Dome lên tới 10.000 USD. So với những gì Pantsir-S1 thể hiện, Iron Dome đang cho thấy tính hiệu quả hơn. Dù Pantsir-S1 của Nga đang cho thấy tính hiệu quả tại chiến trường Syria tuy nhiên việc mới đây một hệ thống đã bị UAV Harop của Israel tiêu diệt một cách dễ dàng dấy lên nghi ngại về hiệu năng so với Iron Dome. Iron Dome khi cần thiết chỉ cần bật chế độ tác chiến tự động, hệ thống sẽ tự nhận diện mục tiêu và đánh chặn ngay khi thấy chúng đang tạo mối nguy hiểm, đây là điều mà Pantsir-S1 không có. Mặt khác Iron Dome được đánh giá tốt hơn rất nhiều trong việc đánh chặn đạn cối so với Pantsir-S1. Iron Dome là hệ thống phòng không tầm thấp nhất trong lưới lửa phòng không của Israel. Hiệu quả của Iron Dome không phải từ các cuộc thử nghiệm mà là được đo từ thực chiến. Hệ thống Iron Dome được bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào năm 2005 và ra mắt công chúng vào năm 2011. Đạn tên lửa của Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc. Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa. Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn. Tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi chúng còn đang bay trên không từ độ cao lớn, để tránh gây sát thương cho thường dân bên dưới. Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này, đạt hiệu suất đánh chặn thành công trên 90%. Quân đội Israel cho biết, trong 11 ngày giao tranh vừa qua, Hamas và các nhóm vũ trang Hồi giáo khác ở Gaza đã phóng 4.070 quả rocket về phía Israel, phần lớn nhằm vào các khu vực đông dân cư, nhưng hầu hết bị hệ thống phòng không Vòm sắt của nước này đánh chặn. Với những gì đã và đang thể hiện Iron Dome được xếp vào nhóm hệ thống đánh chặn tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.
Theo ANTĐ