Quốc tế

“Bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho Vòm Sắt Israel

Nhằm mở rộng và nâng cao tính năng vũ khí cũng như thành phần lực lượng sử dụng, các chuyên gia Hải quân Mỹ đang nghiên cứu tích hợp các loại vũ khí phi sát thương phi truyền thống cho các máy bay không người lái cỡ nhỏ và các phương tiện có người lái.

Liệu UAV siêu nhỏ có thể thay thế súng trường và vũ khí nhỏ khác? / Mỹ lo lép vế khi Trung Quốc và Nga bắt tay phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo

Quân đội Israel luôn tự hào về hệ thống phòng không tân tiến của mình có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ rocket cỡ nhỏ cho đến tên lửa tầm xa. Vòm Sắt được giao nhiệm vụ quan trọng khi chiến đấu với các lực lượng đối đầu như Hamas và Hezbollah - những nhóm thường xuyên sử dụng tên lửa tầm thấp, tốc độ thấp và không tinh vi; các hệ thống tiên tiến hơn như Arrow 3 có nhiệm vụ ngăn chặn các mối đe dọa lớn hơn như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình…
Lực lượng Phòng vệ Israel đang phải đối diện với bài toán đánh chặn tên lửa của Hamas; Nguồn: dw.com

Lực lượng Phòng vệ Israel đang phải đối diện với bài toán đánh chặn tên lửa của Hamas; Nguồn: dw.com.

Tuy nhiên, trong khi các hệ thống phòng không khác của quân đội Israel vẫn chưa thực sự tham gia vào một cuộc xung đột và do đó mức độ hiệu quả của chúng vẫn đang là một chủ đề gây tranh cãi. Cuộc xung đột mới nhất với Hamas đã cho thấy không có hệ thống phòng không nào an toàn tuyệt đối. Theo Sputnik (Nga), những hạn chế về mặt kỹ thuật của hệ thống Vòm Sắt, cùng với việc cải thiện tầm bắn và tốc độ của rocket Hamas đang khiến hệ thống phòng không tiên tiến của Israel ngày càng khó chống lại các cuộc tấn công từ phía bên kia Dải Gaza.
Laser - “bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho Vòm Sắt?
Do cán cân quyền lực đã phần nào thay đổi, Israel sẽ phải điều chỉnh hệ thống phòng thủ tên lửa của mình trước mối đe dọa mới. Vòm sắt (Iron Dome) chứng tỏ hiệu quả, nhưng đắt tiền, Israel đang theo đuổi một giải pháp thay thế rẻ hơn - phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn dựa trên việc sử dụng công nghệ laser, được đặt tên là “Tia Sắt” (“Iron Beam”) để tiêu diệt tên lửa tầm ngắn, mìn, đạn pháo và máy bay không người lái - có thể đảm nhận cùng sứ mệnh với chi phí thấp hơn và tỷ lệ thành công tương tự.
Tổ hợp Tia Sắt di động bao gồm một trạm radar, hai cơ sở lắp đặt laser và một trạm điều khiển, có khả năng phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách lên đến 7 km và tiêu diệt nó bằng một chùm tia laser định hướng trong vòng 4-5 giây. Lợi thế lớn của nó so với các hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa-pháo là chi phí “bắn” thấp, gần như không giới hạn số lượng “đạn”, chi phí bảo trì lắp đặt thấp hơn và được coi là “yếu tố thay đổi cuộc chơi”.
Trong những tháng gần đây, các tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ của Israel (IAI) và Rafael đang tăng tốc độ phát triển hệ thống laser có thể bắn hạ tên lửa và đạn cối. Iron Beam, không giống như Iron Dome, có thể được triển khai an toàn trong các thành phố bằng cách bắn hạ tên lửa vào giai đoạn cuối chuyến bay. Lực lượng phòng vệ Israel sẽ có được một hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng, có khả năng vô hiệu hóa mọi khả năng tấn công của Hamas.
Thời gian cần tìm nơi trú ẩn sau khi có tên lửa bắn từ Dải Gaza; Nguồn: dw.com

Thời gian cần tìm nơi trú ẩn sau khi có tên lửa bắn từ Dải Gaza; Nguồn: dw.com.

Theo IAI, một mẫu thử nghiệm pháo laser dùng để đánh chặn đạn cối và các mối đe dọa tầm ngắn tương tự đang trong giai đoạn phát triển rất tiên tiến và họ đã thực hiện các thí nghiệm thành công phản ứng với các đầu đạn cách biên giới Israel 5 dặm, giúp lấp đầy khoảng trống năng lực hiện tại của Vòm Sắt, vốn gặp khó khăn trong việc đánh chặn đạn ở cự ly ngắn do thời gian bay ngắn hơn. Theo IAI, ưu điểm chính của laser là thời gian phản ứng nhanh, rất tốt để đối phó với các loại vũ khí tầm ngắn như súng cối.
Các lợi thế rõ ràng so với hệ thống phòng thủ dựa trên tên lửa bao gồm nguồn cung cấp đạn dược gần như vô hạn và chi phí giảm đáng kể vì phát bắn laser có giá khoảng 2.000 USD (trong khi giá phóng một tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt là từ 40.000 - 100.000 USD). Chi phí đang trở thành một vấn đề ngày càng cấp thiết khi các cuộc tấn công quy mô lớn trở nên thường xuyên hơn. Hamas đã phóng 460 quả rocket vào Israel, một số đợt gồm 30-40 quả rocket, chi phí phòng thủ trước các cuộc tấn công như vậy nhanh chóng tăng vọt.
Theo một số ước tính, để đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa có công suất tối đa, IDF sẽ phải bắn hơn 30.000 tên lửa đánh chặn từ hệ thống Vòm Sắt, và cái giá phải trả của giải pháp này có thể lên tới hàng tỷ USD. Việc kết hợp cả hai hệ thống có thể loại bỏ tất cả các mối đe dọa tên lửa tầm thấp, và loại bỏ nhu cầu về các hoạt động tấn công quy mô toàn diện tốn kém chống lại Gaza. Sau những phát triển gần đây, chẳng hạn như mối đe dọa ngày càng cao ở Gaza và 140.000 tên lửa do Hezbollah tích lũy ở Lebanon, hệ thống dựa trên laser một lần nữa được đưa ra như một giải pháp đánh chặn tên lửa bổ sung.
Gần đây, một nỗ lực mới phát triển các hệ thống laser để tiêu diệt các mối đe dọa khác nhau trên không là hệ thống Rafael “Drone Dome”, có phạm vi bao phủ 360° và có thể phát hiện, theo dõi và vô hiệu hóa máy bay không người lái bằng cách sử dụng chùm tia laser cường độ thấp. Trong thực tế, năm 1996, Israel và Mỹ đã hợp tác để phát triển Nautilus - một “khẩu pháo” Laser Năng lượng cao Chiến thuật (Tactical High-Energy Laser - THEL) có thể loại bỏ tên lửa đối phương. Trong một cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2000, hệ thống đã bắn hạ 28 tên lửa Katyusha và 5 quả đạn pháo. Bất chấp những thành công, họ đã ngừng chương trình vào năm 2005.
Thời gian cần tìm nơi trú ẩn sau khi có tên lửa bắn từ Dải Gaza; Nguồn: dw.com

Thời gian cần tìm nơi trú ẩn sau khi có tên lửa bắn từ Dải Gaza; Nguồn: dw.com.

Uzi Rubin là cựu Giám đốc Tổ chức Phòng thủ tên lửa Israel (IMDO) và là một người phản đối hệ thống laser nói, mặc dù giá laser thấp, nhưng “khẩu pháo” tạo ra nó rất đắt, có giá từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD, tùy thuộc vào độ mạnh của chùm tia. Chùm tia đang lan rộng và mất dần sức mạnh trong thời gian tương đối ngắn, kết quả là, nó có thể bảo vệ một khu vực nhỏ hơn, và chi phí bảo vệ theo km2 cao. Ngoài ra, tia laser gặp khó khăn trong việc xuyên qua các đám mây, và do đó bị hạn chế về thời tiết. Để đánh chặn một tên lửa, chùm tia laser phải “ninh” nó trong hai hoặc ba giây cho đến khi đầu đạn phát nổ mà không thể chuyển hướng sang một tên lửa khác...
Nhóm những người ủng hộ hệ thống laser đánh giá cao tính hiệu quả của hệ thống laser năng lượng cao, chẳng hạn như Nautilus hay Sky Guard; theo họ, laser nên trở thành vũ khí chống tên lửa và tên lửa chính “đây là cách duy nhất” để đối phó với các vụ tấn công. Thủ lĩnh nhóm này nói thêm rằng, hệ thống Northrop Grumman Sky Guard đã sẵn sàng để sản xuất và họ có thể giao chiếc đầu tiên sau 18 tháng.
Nhóm này ước tính, đạn laser đánh chặn sẽ vô hình và không gây ra tiếng động có giá khoảng 3,5 USD/phát bắn, trong khi Vòm Sắt có chi phí 49.000 USD/phát bắn, đồng thời gây tiếng ồn lớn khi sử dụng. Hệ thống laser sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào thông tin tình báo hoặc việc điều tra mối đe dọa là gì và làm thế nào để chống lại mối đe dọa đó, một nguồn tin giấu tên trong quân đội Israel cho biết.
Israel đã tiến hành nghiên cứu về công nghệ laser trong nhiều năm qua, và cho biết hệ thống vũ khí laser mới sẽ dựa trên công nghệ laser điện thay vì hóa chất như hiện nay. Các nhà phát triển vũ khí Israel tiết lộ rằng, họ đã tạo ra công nghệ có thể giúp tia laser trở nên ổn định và có độ chụm ở tầm xa trong bất kể điều kiện thời tiết nào, sẽ giúp phát triển công nghệ đánh chặn hiệu quả có khả năng cung cấp cho Israel một hệ thống phòng thủ mới trên mặt đất, trên không lẫn trên biển.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm