Kinh tế Trung Quốc lấy lại đà tăng trưởng
Lựu pháo 152mm của Nga phản pháo vào đội hình Ukraine / Mỹ trừng phạt Nga ảnh hưởng vị thế USD
Kết quả này cho thấy nền kinh tế số 2 thế giới đang dần lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch. Đây được xem là bước chạy đà tốt cho các quý còn lại.
Quý I, sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng, dịch vụ giá trị gia tăng tăng lần lượt 3% và 5,4% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều trên mức mở rộng sản xuất và tiêu dùng. Doanh số bán lẻ trong nước tăng 5,8%, tăng hơn gấp đôi so với quý trước đó. Giá nhà đất tăng trong tháng 3 tại phần lớn các thành phố.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, ngoại thươngTrung Quốccải thiện mạnh mẽ, khi tháng 3 đã tăng đến 15,5%, nhờ nhiều đơn hàng xuất khẩu thế mạnh. Các khoản cho vay quý I lên đến 10.600 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1.540 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2022.
Nền kinh tế số 2 thế giới đang dần lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch. (Ảnh minh họa - Ảnh: Getty Images)
"Những tháng đầu năm doanh số đã hồi phục gần bằng với trước dịch. Tiêu dùng sôi động hơn. Doanh số hàng công nghệ tiêu dùng gia đình phổ thông của công ty chiếm 60%, còn 40% là hàng cao cấp", ông Chư Cường, Phó Chủ tịch Thương hiệu toàn cầu Công ty Ecovacs Robotics, cho biết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cảnh báo xu hướng tăng trưởng vẫn nhiều thách thức, cần phải thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao, cải cách mạnh và mở cửa. Còn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có động thái cụ thể, cam kết duy trì thanh khoản dồi dào nhằm ổn định tăng trưởng, việc làm, nhất là tập trung mở rộng nhu cầu tiêu dùng.
Các cuộc thăm dò chuyên gia của hãng tin phương Tây nhưReuters, AFPđều dự báo GDP năm 2023 tăng từ 5,3 - 5,4%, cao hơn mục tiêu Trung Quốc đề ra khoảng 5%. Quý đầu tiên, nền kinh tế số 2 thế giới có bước chạy đà tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo tăng trưởng của Trung Quốc có nhiều rủi ro đến từ nguy cơ căng thẳng địa chính trị với Mỹ, nguy cơ suy thoái các nền kinh tế lớn và lạm phát toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo