Quốc tế

KJ-600 Trung Quốc khiến F-22, F-35 hiện nguyên hình?

Dù Trung Quốc khẳng định máy bay cảnh báo sớm KJ-600 có thể phát hiện được F-22, F-35 và tương đương với E-2 của Mỹ nhưng chuyên gia Mỹ không nghĩ vậy.

Tên lửa không đối không mới nhất của Nga lộ diện: Tiêm kích Su-57 sẽ "vô địch thiên hạ"? / Mi-28NM nhận tên lửa diệt cả Ah-64 Apache và tiêm kích Mỹ

Theo tờ SCMP của Trung Quốc, máy bay KJ-600 được phát triển để trang bị cho tàu sân bay thế hệ mới của nước này đã hoàn tất một chuyến bay thử với radar có thể phát hiện tiêm kích tàng hình Mỹ.

"Chuyến bay thử nghiệm diễn ra vào sáng 27/1 ở Tây An. Đó là cuộc thử nghiệm định kỳ khác trước khi máy bay đi vào hoạt động", một quan chức giấu tên thuộc Hải quân Trung Quốc cho biết.

KJ-600 Trung Quoc khien F-22, F-35 hien nguyen hinh?
Máy bay KJ-600 của Trung Quốc.

KJ-600 cất cánh lần đầu hồi tháng 8/2020, hai năm sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về chương trình phát triển mẫu máy bay này. "Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) cỡ lớn giúp máy bay phát hiện tiêm kích tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ", vị quan chức này cho biết thêm.

Chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Janes là Jon Grevatt cho biết, radar AESA cho phép KJ-600 phát hiện và theo dõi mục tiêu ở phạm vi lớn hơn, nâng cao nhận thức tình huống và hiểu rõ hơn về mối đe dọa sắp tới.

Cùng với đó, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Hong Kong nói rằng, KJ-600 sẽ đem lại lợi thế cho quân đội Trung Quốc, khi các tàu sân bay của nước này vẫn phải sử dụng trực thăng và hệ thống radar trên tàu để thu thập thông tin tình báo.

"Với KJ-600, phạm vi phát hiện và theo dõi của các chiến hạm này sẽ được tăng cường đáng kể", Tống Trung Bình nói.

Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm và chính thức trang bị KJ-600, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sở hữu máy bay cảnh báo sớm cánh bằng trên tàu sân bay sau Hải quân Mỹ và Pháp.

 

Dù giới quân sự Trung Quốc đang rất tự tin vào khả năng của KJ-600 và những lợi thế trước đối thủ máy bay này mang lại khi hoạt động nhưng theo chuyên gia Peter Suciu trên tờ National Interest của Mỹ, KJ-600 chỉ nhỉnh hơn An-24 và thua xa E-2 Hawkeye trên hàng không mẫu hạm Mỹ.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, E-2 được trang bị chiếc đĩa đặc biệt phía trên thân, đó là hệ thống radar tròn có đường kính 7,3 m, bên trong là tổ hợp radar cảnh giới AN/APS-145 và hệ thống nhận diện địch - ta (IFF) OL-483/AP.

Mỗi hệ thống AN/APS-145 trên E-2 nguyên bản có khả năng phát hiện 2.000 mục tiêu và bám bắt 40 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách trên 300 km. Hải quân Mỹ cho biết radar này cũng có khả năng kháng nhiễu địa vật và các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương.

"Hệ thống radar AESA trên KJ-600 chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200km. Nếu so với E-2 phiên bản nâng cấp, máy bay Trung Quốc có tầm phát hiện mục tiêu bằng một nửa máy bay Mỹ", chuyên gia Peter Suciu nói.

Ngoài hệ thống radar, những chiếc E-2 cũng được trang bị nhiều tổ hợp thông tin vô tuyến và đường truyền dữ liệu, nhằm đơn giản hóa quá trình vận hành, cũng như kết nối và truyền tham số mục tiêu cho các tiêm kích và phi cơ tác chiến điện tử trong không đoàn tàu sân bay

 

Các biến thể Hawkeye liên tục được chế tạo từ năm 1960, biến nó trở thành dòng phi cơ trên hạm có dây chuyền sản xuất kéo dài nhất lịch sử Mỹ. Grumman tới nay đã sản xuất hơn 210 chiếc E-2 cho hải quân Mỹ và các đồng minh như Ai Cập, Pháp, Israel, Nhật Bản, Mexico, Singapore...

Phiên bản cải tiến Block II xuất hiện năm 1992 với nhiều thay đổi ở động cơ và radar, trong khi bản E-2D mới sản xuất hàng loạt từ năm 2013 để thay thế dần E-2C trong tương lai, nhằm duy trì những "con mắt thần" cho nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong quá trình làm nhiệm vụ.

Trong khi đó, KJ-600 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên với radar trên lưng. Xét cả về trình độ khoa học lẫn khả năng thực chiến, để KJ-600 sánh ngang với E-2 của Mỹ, có thể Trung Quốc phải mất thêm nhiều thời gian hơn nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm