Quốc tế

Kỳ lạ tuần dương hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam

DNVN - Tuần dương hạm lớp Ticonderoga số hiệu CG-66 của Hải quân Mỹ mang cái tên rất đặc biệt là USS Hue City. Nguyên nhân nào đã dẫn tới quyết định đặt tên như vậy?

Xe tăng hạng nhẹ ít thấy của Mỹ trong CT Việt Nam / Dàn khí tài uy lực Mỹ đưa tới Trung Đông “nắn gân” Iran

USS Hue City (CG-66) thuộc lớp tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển Ticonderoga. Tàu được khởi đóng tại xưởng đóng tàu của Ingalls Shipbuilding ngày 16/4/1987, hạ thủy 20/2/1989 và chính thức vào biên chế ngày 14/9/1991. Hiện tại, cảng nhà của USS Hue City là Mayport, Florida.
Theo quy tắc, các tuần dương hạm của Hải quân Mỹ được đặt tên theo những trận đánh lớn trên khắp thế giới mà có sự tham gia của Quân đội Mỹ. Chính vì vậy, CG-66 được đặt tên Hue City để kỷ niệm chiến dịch Huế, Tết Mậu Thân 1968 - nơi mà Trung đoàn 1 Thủy quân lục chiến Mỹ phải đối đấu với lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngoài CG-66, Hải quân Mỹ còn dự định đặt tên Khe Sanh cho chiếc tàu đổ bộ tấn công LHA-5 lớp Tarawa. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc họ đã lựa chọn tên Peleliu, khiến cho USS Hue City là chiến hạm Mỹ duy nhất mang tên địa danh Việt Nam.
Tuần dương hạm USS Hue City (CG-66) của Hải quân Mỹ

Tuần dương hạm USS Hue City (CG-66) của Hải quân Mỹ

Thông số cơ bản của tuần dương hạm USS Hue City bao gồm chiều dài 173 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 10,2 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.200 tấn và lên tới 9.600 tấn. Biên chế của tàu bao gồm 340 thủy thủ cùng 60 sỹ quan.
"Trái tim" của chiếc Hue City chính là 4 động cơ turbine khí General Electric LM2500 80.000 mã lực (60.000 kW) cho phép chạy với tốc độ tối đa 32,5 hải lý/h (60 km/h). Tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) khi chạy với tốc độ 20 hải lý/h (37 km/h) hoặc 3.300 hải lý (6.100 km) khi chạy với vận tốc 30 hải lý/h (56 km/h).
CG-66 được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đồ sộ gồm: radar mảng pha đa năng AN/SPY-1A/B, radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-49; radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-73; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-62, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9.
Bên cạnh đó là hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32; hệ thống sonar AN/SQQ-89(V)1/3 - A(V)15 gồm sonar chủ động AN/SQS-53B/C/D cùng 2 sonar thụ động AN/SQR-19 TACTAS và AN/SQR-19B ITASS & MFTA cùng hệ thống hàng không AN/SQQ-28 phục vụ tác chiến chống ngầm.
Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga mang theo dàn vũ khí cực kỳ hùng hậu

Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga mang theo dàn vũ khí cực kỳ hùng hậu

USS Hue City thuộc thế hệ thứ hai của tuần dương hạm Ticonderoga nên đã được thay thế 2 ray phóng đôi Mk 26 bằng 2 cụm 61 ống phóng thẳng đứng Mk 41 mang theo hỗn hợp 122 tên lửa gồm tên lửa phòng không RIM-66M-5 Standard SM-2MR Block IIIB, RIM-156A SM-2ER Block IV, RIM-161 SM-3, RIM-162A ESSM, RIM-174A Standard ERAM
Dàn vũ khí tấn công của tàu gồm có tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk và tên lửa chống ngầm RUM-139A VL-ASROC. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon bố trí ở phía đuôi.
Vũ khí phụ của CG-66 gồm 2 pháo 127 mm Mk 45 Mod 2, 2 pháo tự động 25 mm Mk 38, 4 súng máy 12,7 mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Block 1B cùng 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm Mk-32. Nhà chứa máy bay ở phía đuôi cho phép mang theo 2 trực thăng Sikorsky SH-60B hoặc MH-60R Seahawk trong các chuyến hải trình.
Tuần dương hạm USS Hue City đã nằm trong danh sách những tàu chiến Mỹ phải loại biên sớm do thiếu kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã bác bỏ kế hoạch trên và tiếp tục cung cấp tiền để tu sửa nhằm kéo dài thời hạn phục vụ của con tàu dự kiến tới cuối thập niên 2020.
Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Tham khảo Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm