Quốc tế

Lầu Năm Góc lý giải vì sao AIM-120 'không phù hợp để chống tên lửa hành trình'

Để chống tên lửa hành trình sẽ cần những loại vũ khí đánh chặn tiên tiến, thay vì AIM-120 AMRAAM được tạo ra từ thập niên 1990 khá cồng kềnh.

Pháo tự hành Caesar nhận được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử / Pháo phản lực-tên lửa PULS của Israel: Phương tiện chiến đấu đa năng với hiệu suất đặc biệt

Mỹ có kế hoạch tạo ra một hệ thống phòng không sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái theo Chương trình Hỏa lực bảo vệ gián tiếp (Indirect Fires Protection Capability.

Mỹ có kế hoạch tạo ra một hệ thống phòng không sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái theo Chương trình Hỏa lực bảo vệ gián tiếp (Indirect Fires Protection Capability.

Lục quân Mỹ thời gian qua rất quan tâm đến việc phát triển Chương trình Hỏa lực bảo vệ gián tiếp, nhằm thiết lập khả năng phòng thủ trước toàn bộ các mối đe dọa, từ tên lửa đến đạn pháo và súng cối.

Và một trong những phân đoạn quan trọng của dự án là hệ thống phòng không Enduring Shield, được cho là sẽ đẩy lùi mối đe dọa từ tên lửa hành trình và máy bay không người lái tầm xa.

Giới phân tích đã biết rằng một trong những tên lửa mà tổ hợp trên sẽ sử dụng chính là AIM-9X Sidewinder. Bên cạnh đó nhà sản xuất còn đang tìm kiếm một loại đạn đánh chặn khác để phối hợp tác chiến.

 

Về vấn đề này, Lầu Năm Góc đã đưa ra một yêu cầu - đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn tên lửa mới. Kế hoạch là chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp vào năm 2025 để tiến hành trình diễn năng lực vào năm 2026 - 2027.

Nhưng điều khá thú vị là "cặp đôi truyền thống" thường đi cùng nhau bao gồm AIM-9 và AIM-120. Đây là bộ tác chiến tiêu chuẩn gồm 2 dòng tên lửa không đối không dành cho tất cả máy bay Mỹ và trang bị cho cả hệ thống phòng không NASAMS.

Đồng thời theo tờ Breaking Defense, Tập đoàn Lockheed Martin sẽ tham gia cuộc cạnh tranh với một tên lửa chưa xác định, nhưng khả năng cao là Tamir của hệ thống Iron Dome do Rafael của Israel sản xuất, dự kiến sẽ được nội địa hóa tại Mỹ với tên gọi SkyHunter.

 

Bên cạnh đó Tập đoàn RTX (trước kia là Raytheon) vẫn chưa xác nhận sẽ tham gia cuộc thi lựa chọn tên lửa thứ hai. Mặc dù họ đã giành chiến thắng với AIM-9 của mình, nhưng chính công ty này mới là nhà sản xuất AIM-120.

Đồng thời Chuẩn tướng Frank Lozano - Giám đốc điều hành chương trình tên lửa và không gian của Quân đội Mỹ, giải thích với tờ Defense News rằng AIM-120 không phải là lựa chọn tốt nhất cho một hệ thống phòng không như vậy.

Theo ông Lozano, một thông số rất quan trọng trong cuộc chiến chống tên lửa hành trình là số lượng tên lửa phòng không sẵn sàng trên một bệ phóng.

 

Một bệ phóng Enduring Shield duy nhất có khả năng chứa được tới 18 tên lửa AIM-9X, nhưng nếu được nạp vào cùng một bệ phóng loại AIM-120, thì nó sẽ chỉ mang được tối đa 6 tên lửa.

Đó là lý do tại sao Quân đội Mỹ hiện đang tìm kiếm một loại tên lửa đánh chặn có khả năng tương đương AIM-120D AMRAAM, nhưng kích thước chỉ tương đương AIM-9X Sidewinder.

Và nếu tổ hợp Enduring Shield có 4 bệ phóng, với tên lửa cỡ AIM-9X có thể bắn hạ tới 72 mục tiêu (thực tế sẽ ít hơn, vì xác suất tiêu diệt không bao giờ là 100%), thì với AIM-120 chỉ tối đa 24.

 

Dù cho hệ thống phòng không có hiệu quả đến đâu chăng nữa, nó cũng có thể bị “quá tải” bởi số lượng tên lửa hành trình hoặc máy bay tầm xa không người lái tầm xa giá rẻ.

Đó là lý do tại sao vấn đề số lượng tên lửa trên bệ phóng thực sự trở thành điều kiện cực kỳ quan trọng đối với hệ thống phòng không Enduring Shield, vốn được thiết kế chủ yếu không phải để tiêu diệt máy bay mà để đánh chặn những mối đe dọa như vậy.

Cuối cùng, yếu tố giá cả cũng rất quan trọng, đối với tên lửa AIM-120D, nó có giá thành lên tới 1,37 triệu USD một quả, con số này là quá tốn kém nếu được sử dụng để đánh chặn mục tiêu rẻ tiền, cần lựa chọn "kinh tế" hơn.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm