Quốc tế

Liên Xô chế tạo, Việt Nam biến MiG-17 thành huyền thoại

Liên Xô chế tạo ra những vũ khí như súng tiểu liên AK-47, máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2…, đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam.

Su-22 và Su-24 tấn công trạm kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả vụ pháo kích / Mỹ - Hàn Quốc xem xét giảm quy mô tập trận chung

MiG-17 là loại máy bay có lịch sử tham chiến hết sức hào hùng. Loại máy bay đáng tin cậy, có tính cơ động cao, mang theo vũ khí mạnh mẽ này đã được hơn 40 quốc gia sử dụng; tham gia hàng chục cuộc chiến và xung đột vũ trang; với đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật nổi bật.

70 năm trước, vào ngày 1 tháng 2, nguyên mẫu máy bay tiêm kích MiG-17 do Cục thiết kế Mikoyan và Gurevich của Liên Xô phát triển đã thực nghiệm chuyến bay đầu tiên. Những chiếc MiG-17 đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Liên Xô vào năm 1951 và ngay lập tức được đưa vào hệ thống phòng không cùng với những chiếc MiG-15.

Khi đó, Liên Xô chưa có đủ phương tiện phòng không và máy bay trinh sát của đối phương đã có khả năng thường xuyên xâm phạm không phận nước này. Tất nhiên, Liên Xô hết sức cố gắng bắn hạ các máy bay này và những những tiêm kích đánh chặn MiG-17 chính là những sát thủ vô cùng đáng sợ đối với các loại máy bay của đối phương.

MiG-17 Liên Xô và Đông Âu là nỗi kinh hoàng của máy bay Mỹ

MiG-17 đã giành chiến thắng đầu tiên vào ngày 29 tháng 7 năm 1953. Oanh tạc cơ trinh sát RB-50G của Mỹ đã xâm phạm không phận của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết tự trị Kazakhstan. Chiệc máy bay Mỹ đã được phát hiện kịp thời, và ngay lập tức hai chiếc máy bay tiêm kích MiG-17 Liên Xô đã cất cánh từ sân bay Nikolaevka.

Sau khi thấy được MiG-17, phi cơ Mỹ đã khai hỏa bằng súng máy 12,7mm khiến một máy bay tiêm kích đã bị hư hại, sau đó các máy bay đánh chặn đã bắn hạ RB-50 bằng súng máy 23mm. Trong số 17 người trên máy bay Mỹ, chỉ có một người sống sót. Người này đã bị bắt giữ trên mặt đất.

Vào mùa hè năm 1954, theo yêu cầu của Sofia, Moscow đã chuyển giao cho Bulgaria nhóm máy bay MiG-17PF. Vào thời điểm đó, Bulgaria rất khó chịu trước việc chiếc máy bay B-26 Invader của Mỹ gần như mỗi đêm bay vào không phận nước này.

Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-17 của Liên Xô đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam.

Những máy bay đánh chặn của Bulgaria không thể đuổi kịp chiếc B-26 Mỹ, nó lẩn trốn ngay sau khi các phi cơ đánh chặn bay lên trời, còn máy bay tiêm kích của Liên Xô bay với tốc độ cao hơn. sẽ giúp nước này đuổi cổ lũ “diều hâu” ăn trộm ban đêm.

Sau khi đến nước bạn, MiG-17 đã tuần tra trên bầu trời Bulgaria vào ban đêm. Có một lần, phi công Anatoly Zhdanovich đã phát hiện chiếc B-26. Máy bay Mỹ bắt đầu lẩn trốn, nhưng Zhdanovich vẫn có thể đuổi kịp nó gần biên giới với Hy Lạp và khai hỏa bắn hạ chiếc B-26 .

Vào ngày 1 tháng 7 năm 1968, năm chiếc MiG-17 của trung đoàn máy bay chiến đấu 308 Liên Xô đã đánh chặn chiếc máy bay DC-8 của Mỹ xâm phạm không phận Liên Xô trên quần đảo Kuril. Máy bay Mỹ không trả lời tín hiệu truy vấn và cố gắng trốn thoát bằng cách lên độ cao mà MiG không thể tiếp cận.

Một trong những máy bay tiêm kích MiG-17 Liên Xô đã khai hỏa bằng ba súng máy theo hướng di chuyển của DC-8 và một lần nữa phát mệnh lệnh về việc thực hiện cuộc hạ cánh bắt buộc. Chiếc máy bay Mỹ đã phải hạ cánh tại một sân bay nhỏ trên đảo Iturup.

Trên chiếc DC-8 có 214 lính Mỹ trên đường bay đến Việt Nam, trong đó có ba vị tướng. Sân bay không có đủ nhân viên để theo dõi tất cả mọi người. Tuy nhiên, các quân nhân Thủy quân lục chiến Mỹ cho thấy kỷ luật sắt và đã tuân lệnh của các binh sĩ Liên Xô trong mọi thứ.

 

Cuối cùng, Hoa Kỳ đã xin lỗi vì vụ vi phạm không phận Liên Xô và sau ba ngày chiếc DC-8 đã được thả tự do. Nhưng trước đó, các sĩ quan của cơ quan đặc nhiệm Liên Xô đã cẩn thận kiểm tra máy bay, xem có thiết bị trinh sát đặc biệt nào không.

Lien Xo che tao, Viet Nam bien MiG-17 thanh huyen thoai
Máy bay tiêm kích MIG-17PF trong biên chế Không quân Liên Xô.

MiG-17 lập chiến công ở Bắc Phi, Triều Tiên

Bài viết trên trang web của của hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, theo số liệu thống kê, Liên Xô đã chế tạo tám nghìn máy bay MiG-17 các loại, gần ba nghìn máy bay nữa đã được sản xuất theo giấy phép ở nước ngoài.

Những chiếc MiG-17 đã hiện diện trong biên chế lực lượng không quân của hơn 40 quốc gia, tham gia hàng chục cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang, trong đó có Chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung Đông-Bắc Phi.

Các nước Ả Rập cũng đã sử dụng rộng rãi những chiếc MiG-17 trong nhiều cuộc xung đột vũ trang ở Trung Đông.

 

Máy bay tiêm kích loại này của Liên Xô đã xuất hiện lần đầu trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956.

Vào thời điểm đó, Không quân Ai Cập được coi là mạnh nhất Trung Đông-Bắc Phi, họ chủ yếu được trang bị MiG-15bis, nhưng, có cả 12 chiếc MiG-17F.

Đối thủ chính của máy bay Liên Xô trong cuộc xung đột này là các máy bay chiến đấu MD-454 Mystere và MD-450 Ouragan của Không quân Israel.

Những chiếc MiG-17 Liên Xô của Không quân Ai Cập tự tin giành được một số chiến thắng trên không mà không bị tổn thất. Trong trận không chiến trên sân bay Cabrit, ba chiếc Mig-17 đã bắn hạ ba chiếc Mystere của Israel.

Đầu những năm 1960, Liên Xô đã cung cấp một số MiG-17 cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

 

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1961, phi cơ chiến đấu F-86 “Saber” của Không quân Hàn Quốc, do cố vấn quân sự Mỹ Delin Anderson lái, đã xâm phạm không phận Triều Tiên.

Hai chiếc MiG-17 rất nhanh chóng đuổi kịp nó và trận không chiến đã diễn ra, chiếc “Saber” đã bị thương trong trận không chiến ngắn. Chiếc F-86 đã cố gắng hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Kunsan, nhưng không thành công và đã bị rơi.

Lien Xo che tao, Viet Nam bien MiG-17 thanh huyen thoai
Máy bay tiêm kích MiG-17 Liên Xô đã tham gia nhiều trận chiến trên không.

Và vào ngày 27 tháng 4 năm 1965, hai chiếc MiG-17PF đã đánh chặn thành công một máy bay trinh sát RB-47 của Không quân Hoa Kỳ.

Chiếc máy bay Mỹ đã bị hư hại nặng do đạn pháo 23mm, nhưng, phi hành đoàn đã khai hỏa bằng súng máy đuôi. Máy bay trinh sát đã hạ cánh ở Nhật Bản, nhưng do thiệt hại quá nặng, nó không được khôi phục lại hoạt động.

Hiện nay, Triều Tiên cũng là quốc gia duy nhất vẫn sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ MiG-17F, hay đúng hơn là máy bay J-5 – phiên bản MiG-17 do Trung Quốc sản xuất. Loại máy bay đã thực hiện chuyến bay đầu tiên 70 năm trước hiện nay vẫn có khả năng chiến đấu.

 

Việt Nam biến MiG-17 thành huyền thoại

Vào cuối những năm 1960, Liên Xô đã chuyển giao những chiếc MiG-17 cho Không quân Việt Nam. Vào thời điểm đó, những chiếc MiG-17 mà ta được Liên Xô tài trợ là những “báu vật” của không quân Việt Nam, nhưng cũng đã bị coi là "cổ lỗ sĩ" so với máy bay Mỹ.

Chính những chiếc tiêm kích này đã tham gia đa số các trận không chiến với máy bay Mỹ. Tính tổng cộng trong những năm chiến tranh, các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã bắn rơi 143 máy bay địch và đã mất 75 chiếc MiG.

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1965, MiG-17 đã giành chiến thắng đầu tiên trên bầu trời Việt Nam.

Bốn phi công Việt Nam đã tấn công tám máy bay chiến đấu F-105 Thunderchief của Mỹ trên bầu trời Thanh Hóa. MiG-17 vượt qua máy bay Mỹ về khả năng cơ động, nhờ đó các phi công Việt Nam dễ dàng bắn hạ hai chiếc Thunderchif. Ngày 4/4/1965 về sau được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.

 

Lien Xo che tao, Viet Nam bien MiG-17 thanh huyen thoai
Sở dĩ Mỹ nhớ lâu là do MiG-17 đã gây quá nhiều thiệt hại cho máy bay Mỹ.

Ngoài những chiến thắng trước F-105 và Phantom, các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã bắn hạ một máy bay trinh sát của Mỹ.

Vào ngày 29 tháng 7 năm 1966, chiếc RC-47D của Mỹ đã thực hiện chuyến bay trinh sát gần thị xã Sầm Nưa ở Lào. Trên đường bay, chiếc máy bay Mỹ đã vượt qua biên giới Bắc Việt Nam ở tỉnh Hòa Bình, nhưng, đã bị phát hiện từ mặt đất và thông tin này đã được truyền đến sân bay quân sự gần nhất.

Những chiếc MiG-17F của Không quân Việt Nam đã cất cánh để đánh chặn chiếc máy bay trinh sát Mỹ. Phi công Lưu Hòa Bình đã bắn hạ chiếc máy bay địch cách thành phố Hòa Bình 35 km.

Ngoài nhiệm vụ đánh chặn, MiG-17 Việt Nam thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Ví dụ như vào ngày 19 tháng 4 năm 1972, hai máy bay tiêm kích đã đột kích các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ bắn phá khu vực bờ biển gần thành phố Đồng Hới.

Hai chiếc MiG-17 mang bom 250 kg đã tiếp cận hai tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ mà không bị phát hiện vì trốn trong các đám mây. Một chiếc MiG đã dùng bom tấn công tàu USS Higbee khiến nó bốc cháy hư hại nặng, và tàu USS Oklahoma City bị thương. Đây là cuộc không kích đầu tiên vào tàu chiến Mỹ kể từ Thế chiến II.

 

Giới lịch sử quân sự cho rằng, mặc dù Liên Xô là nước đã phát minh ra những loại vũ khí tiến tiến, có khả năng thực chiến cao nhất; nhưng chính Việt Nam mới là quốc gia biến các loại vũ khí như súng tiểu liên AK-47, máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2… trở thành những huyền thoại trong lịch sử vũ khí thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm