Quốc tế

Liên Xô và Mỹ đã định tấn công Nam Phi

Giải mã hồ sơ cuối những năm 1970, Liên Xô và Mỹ từng có ý định cùng tấn công Nam Phi để ngăn cản chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

5 vũ khí đáng gờm nhất của quân đội Liên Xô / Những chiếc xe tăng tệ hại nhất của Liên Xô trong Thế chiến 2

Ảnh minh họa vụ thử vũ khí hạt nhân.(Nguồn: Russian7)
Ảnh minh họa vụ thử vũ khí hạt nhân.(Nguồn: Russian7)

Đặc vụ Dieter Felix Gerhardt
Như V. M. Lurie và V. Ya. Kochik viết trong cuốn “GRU: Công việc và con người”, Dieter Flix Gerhardt, người Đức, sinh năm 1935 trong một gia đình có cha là kiến trúc sư. Gia đình Dieter chuyển sang Nam Phi định cư vào những năm suy thoái kinh tế. Với bản tính ngang bướng và quậy phá, ông được cha tìm cách đưa vào trường quân sự với hy vọng rèn luyện tính kỷ luật cho con. Sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan, Dieter bắt đầu phục vụ trong lực lượng hải quân Nam Phi.

Tuy nhiên, chế độ Apartheid cùng với những quan điểm phân biệt chủng tộc mang đặc trưng của phát xít khiến chàng sĩ quan trẻ hết sức bất bình. Năm 1962, trong một chuyến công tác tới London, Dieter Gerhardt đã đến Đại sứ quán Liên Xô và đề nghị hợp tác tình báo. Sau đó, Gerhardt cùng vợ hoạt động chung cho đến khi Dieter Gerhardt bị bắt ở New York khi đến Mỹ tham gia khoá học nâng cao. Theo Igor Damaskin - tác giả cuốn “100 tình báo viên vĩ đại”, Dieter Gerhardt đã bị lộ do tình báo viên Polyakov phản bội.

Dưới sức nặng của bằng chứng và áp lực tâm lý, Dieter Gerhardt thừa nhận tất cả, nhưng tuyên bố, anh hành động không phải để chống lại Nam Phi, mà là chống lại Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tháng 12/1984, Dieter Gerhardt bị kết án tù chung thân, còn người vợ bị 10 năm tù. Tháng 8/1992, Dieter Gerhardt đã được trả tự do nhờ Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin, đích thân yêu cầu người đứng đầu Nam Phi Frederick de Klerk can thiệp.

lien xo va my da dinh tan cong nam phi
Điệp viên Dieter Gerhardt.

Chương trình hạt nhân Nam Phi

Sau khi bị bại lộ, nhiều chi tiết về hoạt động của Dieter Gerhardt đã được công chúng biết đến. Theo Peter Lyukimson - tác giả cuốn “Tình báo theo kiểu Do Thái: Tài liệu bí mật về chiến thắng và thất bại”, vào những năm 1960, chính quyền Nam Phi đã quan tâm đến vũ khí hạt nhân. Gerhardt khi đó là một sĩ quan tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội, đã tư vấn Bộ trưởng Quốc phòng Peter Botha nhờ Israel giúp đỡ. Rất nhanh chóng, một thỏa thuận giữa hai quốc gia được ký kết, theo đó, Israel sẽ giúp Nam Phi tạo ra một quả bom nguyên tử để đổi lấy uranium, kim cương và tiền mặt.

Một vài tuần sau đó, một bản sao thỏa thuận đã được Dieter Gerhardt cung cấp cho Liên Xô. Như Leonid Mlechin viết trong cuốn “Lịch sử tình báo đối ngoại. Nghề nghiệp và số phận”, Keith Gerhardt đã tiết lộ, Moscow và Washington đã thỏa thuận cùng tấn công khu thử nghiệm của Nam Phi tại Kalahari - họ muốn ngăn cản các vụ thử vũ khí hạt nhân. Về sau, vì một số lý do, Mỹ từ chối hành động cùng Liên Xô. Do đó, không có cuộc tấn công nào diễn ra, và các vụ nổ nguyên tử của Nam Phi vẫn được tiến hành.

Sự cố Vela

Tháng 9/1979, một trong những vệ tinh Vela 6911 của Mỹ ghi nhận một ánh chớp kép - đặc trưng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân - tại khu vực các đảo thuộc Nam Phi. Hình ảnh đó được gọi là sự cố Vela. Không có quốc gia nào nhận trách nhiệm với những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, năm 1994, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Dieter Gerhardt tuyên bố, sự cố Vela không gì khác  gì một vụ thử bom hạt nhân mà Nam Phi cùng Israel thực hiện.

Những từ này của Gerhardt đã được trích dẫn từ cuốn sách “Do thám bom: Tình báo hạt nhân Mỹ từ Đức Quốc xã đến Iran” (Jeffrey T. Richelson "Spying on the Bomb: American Nuclear Intelligence from Nazi Germany to Iran"). Nam Phi và Israel bị nghi ngờ hợp tác hạt nhân vào năm 1979. Chính phủ Israel khi đó đã phản đối những cáo buộc như vậy.

Trong khi đó, theo Yevgeny Primakov (cuốn sách “Lịch sử của một âm mưu”), nhà báo người Israel Dan Raviv - người đã tuyên bố đất nước của ông có liên quan đến vụ việc - đã bị cấm làm báo. Sự cố Vela và chương trình hạt nhân Nam Phi nói chung đã kéo theo những hệ lụy. Chính nhờ sự cố Vela, theo Peter Lyukimson, đã thúc đẩy chiến dịch giải trừ vũ khí do Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev phát động.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm