Lộ điểm yếu 'chết người' của vũ khí hiện đại Mỹ trên chiến trường Ukraine
Anh lên kế hoạch lần đầu tiên vi phạm giao kèo hạt nhân / Oanh tạc cơ Su-34 có 'lá chắn bất khả xâm phạm' khiến Mỹ đặc biệt quan tâm
Các UAV Shahed do Iran sản xuất đã gây ra nhiều tàn phá ở Ukraine. Chúng có thể bay mà không bị phát hiện trong khoảng 120km và mang theo khối thuốc nổ 40kg. Chi phí sản xuất mỗi UAV này chỉ khoảng 20.000 USD. Nhưng để bắn hạ UAV đó, người Ukraine phải dùng các quả tên lửa NASAMS của Mỹ có giá tới 400.000 USD mỗi quả. Thế nên, Ukraine nhiều khi phải dùng các súng cao xạ Gepard của Đức từ thập niên 1960 để chống trả UAV đối phương.
>> Xem thêm:Báo Mỹ chọn vũ khí Nga là hệ thống phòng thủ nổi tiếng nhất thế kỷ 21
Phương Tây rút ra nhiều bài học phong phú, đa dạng từ xung đột Ukraine đẫm máu. Trong đó đáng lưu ý, vũ khí khí tài Mỹ dù tiên tiến về công nghệ nhưng lại đắt đỏ hoặc không phù hợp với chiến trường.
Xe tăng Abrams nã pháo. Ảnh: Lục quân Mỹ.
Xe tăng nào là “tốt nhất”?
Đức và Mỹ đồng ý cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 và M1 Abrams. Cả hai loại xe tăng này đều được phương Tây đánh giá là có ưu thế vượt trội các xe tăng của Nga. Riêng xe Abrams của Mỹ được xem là đã khẳng định vị thế của mình trong thực chiến và gần như chưa bị đối phương phá hủy được. (Riêng xe tăng Leopard 2 thì đã bị Nga phá hủy tương đối dễ dàng vào đầu cuộc phản công của Ukraine).
>> Xem thêm:Fattah được tăng tầm để dập tắt mầm xâm lược
Nhưng vẫn có một số vấn đề đối với xe tăng Abrams. Thứ nhất, một chiếc Abrams nặng hơn xe Leopard 2 tới 7 tấn. Với trọng lượng khủng đó, xe Abrams dễ dàng bị lún trên các cánh đồng nhiều bùn của Ukraine hoặc thậm chí làm sập một số cầu nhẹ.
Vấn đề thứ 2 là phiên bản mới nhất của Abrams được tối ưu hóa để chạy bằng nhiên liệu phản lực nên xe tăng này sẽ gặp khó khăn trong việc bổ sung nhiên liệu trên chiến trường.Vấn đề nữa là sửa chữa xe tăng Abrams trên chiến trường không dễ dàng. Đây quả thực là ác mộng. Chẳng hạn, một tiểu đoàn đang ở tiền tuyến không thể sửa một chiếc xe Abrams bị hỏng bộ phận quang học. Nếu muốn thay thế các thiết bị bị hỏng này, sẽ phải lôi ra toàn bộ các hệ thống phụ liên quan và gửi chúng tới một nhà kho, có thể ở cách xa hàng trăm dặm, đồng thời phải đặt hàng các hệ thống phụ.
Cuối cùng là vấn đề chi phí. Sản xuất xe Abrams tốn tới 10 triệu USD/chiếc, trong khi xe Leopard 2 mới nhất cũng chỉ có giá khoảng 6 triệu USD/chiếc.
>> Xem thêm:Xe tăng Nga nhận được 'áo choàng tàng hình' đặc biệt
Khi tính tổng thể, xe tăng Leopard 2 của Đức lại là sự lựa chon tốt hơn cho Ukraine so với xe M1 Abrams của Mỹ. Trên thực tế, do có sẵn, xe tăng Leopard 2 đã được đưa vào Ukraine, chủ yếu qua Ba Lan và Canada, vào thời điểm nhiều tháng trước khi xe tăng Abrams được bàn giao cho Ukraine.
Sức mạnh không quân cũng không rẻ
Mỹ và các nước NATO khác ban đầu do dự về việc cung cấp cho Ukraine các máy bay tiêm kích F-16. Khi ấy Washington giữ quan điểm cho rằng làm vậy sẽ chỉ khiến xung đột leo thang. Dù gì thì F-16 cũng là một máy bay phản lực sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 5 và đã được kiểm nghiệm qua thực chiến. Phương Tây đánh giá F-16 mạnh hơn các máy bay tiêm kích của không quân Nga. Máy bay này có năng lực mang nhiều loại tên lửa không đối đất và cả UAV cảm tử.
Tuy nhiên, chính phủ Thụy Điển đã đề xuất cung cấp cho Ukraine máy bay Saab JAS 39 Gripen của nước họ. Gripen (Griffin) là một máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4 có thể hạ cánh trên đường băng nhỏ và đường cao tốc. Máy bay có các cảm biến và các thiết bị gây nhiễu điện tử rất hiệu quả. Dù chưa được kiểm định qua thực chiến, Gripen đã thường xuyên ghi điểm cao trong các cuộc tập trận không đối không.
Kiev tỏ ra yêu thích máy bay F-16 nhưng một số phi công chiến đấu của Ukraine bí mật bày tỏ sự hoài nghi về việc đây có phải là sự lựa chọn tốt nhất cho họ hay không.
Trước hết hãy xét về chi phí. F-16 tiêu tốn tới 12.000 USD cho mỗi giờ bay, trong khi Gripen chỉ tốn tương ứng là 7.800 USD. Việc bảo dưỡng Gripen cũng rẻ hơn nhiều. Dù SAAB (hãng sản xuất Gripen) và Lockheed Martin (hãng sản xuất F-16) không quảng cáo về chi phí bảo dưỡng hàng năm đối với máy bay của họ, hầu như tất cả giới bình luận đều nhất trí rằng F-16 tốn kém hơn về mặt này. Trang Executiveflyers ước tính rằng việc bảo dưỡng một chiếc F-16 tốn khoảng 10 triệu USD mỗi năm.
>> Xem thêm:AI trên UAV có dám làm phản?
Tất nhiên chi phí để sản xuất Gripen cao hơn F-16, nhưng đó là do thời gian tồn tại của 2 máy bay khác nhau. Chiếc F-16 đã được sản xuất và xuất khẩu từ giữa thập niên 1970.
Ngoài ra cũng có khoảng cách đáng kể trên khía cạnh đào tạo. Các phi công và kỹ thuật viên bảo dưỡng Thụy Điển chỉ cần trải qua đào tạo trong 12 tháng là vận hành được máy bay Gripen. Trong khi đó, để vận hành F-16, quy trình đào tạo phải mất tới 36 tháng, tức là gấp đến 3 lần.
Cuối cùng là câu chuyện sân bay. Đường băng các sân bay của Ukraine có từ thời Liên Xô được xây theo kiểu ghép các khối bê tông với nhau, ở giữa là các chất keo bịt kín, nhằm bảo đảm đường băng chịu được sự co giãn do nhiệt độ cực đoan (nở khi nóng quá và co khi lạnh quá). Như vậy sẽ có các tạp chất ở giữa các khối bê tông. Với bộ phận hút không khí nhỏ hơn và nằm ở cao hơn, Gripen phù hợp với kiểu đường băng này hơn so với tiêm kíchF-16.
Nhưng máy bay chiến đấu có người lái không phải là tất cả. Đây không phải là nhân tố duy nhất bảo đảm ưu thế trên không. Vì các hệ thống tên lửa đất đối không đã khiến cho không phận trở nên nguy hiểm. Cả Nga và Ukraine đều sở hữu hàng trăm tổ hợp tên lửa phòng không S-300. Do vậy, nhiệm vụ chiến đấu của máy bay chiến đấu đã được thay đổi. Cận chiến trên không hiện nay rất hiếm. Các chiến đấu cơ ngày nay chủ yếu được dùng như bệ phóng tên lửa đất đối không trong tầm bay ngắn.
Máy bay Mỹ còn đối mặt với một đối thủ cạnh tranh nữa là các UAV tự chế giá rẻ của Ukraine. Các UAV này gồm các linh kiện điện tử rẻ tiền, và có độ bền vừa đủ để thực hiện đòn tấn công cảm tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo