Thủy quân lục chiến Mỹ dùng xe tăng hạng nhẹ đối phó với nguy cơ mới
Quốc gia ASEAN nhận lô UAV ScanEagle được tặng từ Mỹ / F-16IQ lập đại công khi không kích IS
Trang USNI News cho biết, đến năm 2030, Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ hoàn thành chương trình nâng cấp toàn bộ lực lượng với nhiều vũ khí và trang thiết bị tối tân và có trọng lượng nhẹ hơn.
Vũ khí chủ lực trong chiến lược nâng cấp này là toàn bộ xe tăng hạng năng đang sử dụng sẽ được thay thế bằng dòng tăng hạng nhẹ có khả năng lội nước vượt trội.
Ngoài lý do kể trên, một nguyên nhân rất quan trọng khiến Mỹ quyết thực hiện chương trình xe tăng hạng nhẹ bởi Thủy quân lục chiến nước này đã không có bất kỳ xe tăng hạng nhẹ nào có thể "nhảy dù" ngoài chiếc M551 Sheridan, do công ty General Motors phát triển bị loại biên vào năm 1996. Gói trang bị mới sẽ được ưu tiên trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dường Mỹ nhằm tăng cường khả năng đối phó với quân đội Trung Quốc - lực lượng được trang bị nhiều vũ khí mới có thể giành lợi thế trong cuộc xung đột quanh những chuỗi đảo có xảy ra tranh chấp trong khu vực.
Với mục tiêu nhằm trang bị cho các Lữ đoàn bộ binh chiến đấu (IBCT), xe tăng hạng nhẹ tương lai phải có bọc giáp tốt, hỏa lực mạnh và tính cơ động cao để xuyên thủng lớp phòng ngự của đối phương.
Thủy quân lục quân Mỹ yêu cầu xe chỉ có trọng lượng tối đa 30 tấn (để máy bay vận tải C-17 Globemaster có thể chở theo ít nhất 2 chiếc đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới), trang bị tháp vũ khí với pháo 105mm hoặc 120mm cùng súng máy đồng trục.
Tới nay, Quân đội Mỹ chọn 2 nhà thầu BAE Systems và General Dynamics cho chương trình MPF. Mỗi công ty được nhận tối đa 376 triệu USD để nghiên cứu, phát triển và sản xuất 12 nguyên mẫu.
Theo kế hoạch, Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu nhận và đánh giá 2 mẫu xe tăng hạng nhẹ sau năm 2021 và công bố bên thắng thầu trong năm 2022. Sau đó, xe sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế từ năm 2025 và hoàn thành trang bị trong năm 2030.
Không rõ nguyên mẫu của BAE Systems nhưng hiện nhà thầu General Dynamics đã công khai mô hình tăng hạng nhẹ Griffin II với kích thước tương tự xe tăng thật.
BAE Systems đưa ra thiết kế Hệ thống pháo thiết giáp (AGS) M8 trang bị pháo 105mm và nặng 20 tấn, trong khi xe tăng Griffin II của General Dynamics trang bị pháo 120mm và nặng gần 28 tấn.
Dựa vào mẫu xe Griffin trước đó mà General Dynamics đề xuất, thì xe tăng Griffin II có thể vẫn sẽ sử dụng khung thân xe thiết giáp trinh sát Ajax của Anh và thiết kế tháp pháo từ xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams khiến cỗ tăng này có trọng lượng nhẹ nhưng hỏa lực không kém tăng hạng nặng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo