Quốc tế

Lợi nhuận sản xuất vũ khí tăng bất chấp COVID-19

100 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng 1,3% so với 2019, lên mức kỷ lục hơn 530 tỷ USD, bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm hơn 3%.

Anh, Đức và Italy phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể “siêu đột biến” Omicron / Siêu biến thể Omicron: Phép thử cho nỗ lực chống đại dịch COVID-19 của thế giới

Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm vừa công bố một báo cáo cho biết, các công ty sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới phần lớn tránh được sự suy giảm kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, thậm chí ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận năm thứ 6 liên tiếp.

Viện nghiên cứu Stockholm cho biết, chính phủ các nước trên thế giới đã tiếp tục mua vũ khí trong đại dịch, một số nước thậm chí đã thông qua các biện pháp nhằm trợ giúp các công ty vũ khí lớn của mình.

100 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng 1,3% so với năm 2019, lên mức kỷ lục hơn 530 tỷ USD, bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm hơn 3%.

Đánh giá cũng cho biết, các công ty sản xuất quân sự được hưởng lợi từ nhu cầu bền vững của chính phủ về các dịch vụ và hàng hóa quân sự, các gói chính sách bơm tiền mặt rộng rãi vào các nền kinh tế.

Nhật Bản tăng kinh phí cho lực lượng đồn trú Mỹ

Lợi nhuận sản xuất vũ khí tăng bất chấp COVID-19 - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ.

Nhật Bản vừa quyết định chấp thuận đề xuất của Mỹ về việc tăng kinh phí cho hoạt động đồn trú của các lực lượng quân sự Mỹ tại nước này, bắt đầu từ tài khóa 2022, tức là từ tháng 4 năm sau.

Theo hãng tin Kyodo, quyết định trên được đưa ra sau khi hai nước tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên ở Washington từ cuối tháng 11 vừa qua đến đầu tháng này.

Nhật Bản dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận cụ thể với Mỹ, trước khi nội các của nước này đưa ra quyết định về dự thảo ngân sách cho tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) vào cuối tháng này.

Tokyo và Washington thường ký thỏa thuận có thời hạn 5 năm về việc chia sẻ kinh phí cho các hoạt động của lực lượng Mỹ đồn trú ở Nhật Bản.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm