Quốc tế

Lỗi phần mềm - điểm yếu chí tử của F-35

Những chậm trễ trong quá trình phát triển đã khiến hệ thống phần cứng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II không tương thích với phần mềm điều khiển mới. Điều này khiến dòng máy bay chiến đấu hiện đại hàng đầu của Quân đội Mỹ trở thành cỗ máy nhiều trục trặc, có nguy cơ gây mất an toàn cho phi công.

F-35 không thể vượt Đại Tây Dương vì... gặp mưa / Không quân Ba Lan gặp "khủng hoảng", muốn thay F-16 bằng F-35 tối tân

Trong báo cáo hằng năm của Cơ quan Kiểm tra và đánh giá hoạt động (DOT & E) thuộc Lầu Năm góc công bố đầu tháng 2/2020, máy bay F-35 tiếp tục nằm tốp đầu của những phương tiện chiến đấu có nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh nhất với hơn 800 trục trặc cần giải quyết, trong đó đáng kể nhất là các lỗi về phần mềm điều khiển. Giải thích về vấn đề này, DOT & E cho biết, về bản chất, lợi thế lớn nhất của máy bay F-35 không chỉ là khả năng tàng hình, mà chính là hệ thống điện tử hàng không trên khoang hiện đại. Chúng đáp ứng khả năng tiếp nhận và truyền tải lượng thông tin khổng lồ trên chiến trường theo mốc thời gian thực. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong quá trình phát triển đã khiến hệ thống phần cứng trên máy bay F-35 trở lên lạc hậu và không tương thích với các bản nâng cấp phần mềm điều khiển mới.

Không tương thích dẫn tới rủi ro

DOT & E đánh giá, việc nhà phát triển liên tục phải tung ra các bản cập nhật phần mềm mới cho máy bay F-35 đã chứng minh hàng loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới phần mềm điều khiển trên máy bay. Điều này phát sinh do quá trình phát triển kéo dài của dòng máy bay thế hệ thứ 5 này. Nguyên mẫu đầu tiên của F-35 là X-35 xuất hiện đầu những năm 2000 và tới năm 2006 có chuyến bay thử đầu tiên. Tới thời điểm hiện tại, phần cứng trên máy bay đã trải qua gần 2 thập kỷ và chúng đã lỗi thời với các yêu cầu tác chiến hiện đại cũng như các phần mềm điều khiển tương ứng.

Hàng loạt vấn đề kỹ thuật đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của máy bay F-35.
Hàng loạt vấn đề kỹ thuật đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của máy bay F-35.

Chính vì những vấn đề trên, từ năm 2018, Lầu Năm góc đã phải đẩy nhanh tiến độ phát triển phần mềm cho máy bay F-35 thông qua các bản cập nhật thường niên. Tuy nhiên, lãnh đạo DOT & E, Robert Behler nhận xét, nỗ lực của Lầu Năm góc không mang lại kết quả mong muốn khi phần cứng trên máy bay F-35 không còn tương thích với hệ thống phần mềm mới.

Các bản cập nhật giúp sửa lỗi và bổ sung tính năng chiến đấu cho máy bay F-35 vốn không có trong thiết kế gốc đã khiến phát sinh lỗi và ảnh hưởng tới sự hoạt động của các phần mềm khác trên máy bay. Theo thống kê của DOT & E, tới năm 2019, F-35 vẫn tồn tại 13 lỗi hệ thống phần mềm có tính rủi ro cao, thậm chí là ảnh hưởng tới an toàn của phi công.

“Mặc dù nhà phát triển đang nỗ lực sửa các lỗi phần mềm, nhưng tốc độ này không kịp với những lỗi mới được phát hiện. Có rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của máy bay F-35. Những vấn đề trên đang được kỳ vọng sẽ được khắc phục với gói nâng cấp lớn Block 4 mới”, ông Robert Behler cho biết.

Giới chuyên gia dự đoán việc giải quyết các lỗi kỹ thuật trên F-35 sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.

Hệ thống phần cứng lạc hậu và kém bảo mật

Một trong những điển hình cho sự lạc hậu của hệ thống phần cứng trên khoang của máy bay F-35 chính là hệ thống phát hiện lỗi tự động (ALIS), vốn được coi là thành phần quan trọng nhất trên máy bay với trách nhiệm xử lý 65 nhiệm vụ từ dự đoán tình trạng máy bay tới đưa ra thông tin cảnh báo sửa chữa. DOT & E đánh giá, ALIS quá cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả. Để đảm bảo có những dự báo chính xác, ALIS vẫn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của kỹ thuật viên mặt đất.

Sử dụng nhiều công nghệ tự động hóa cũng chính là điểm yếu chết người trên máy bay F-35.

Cùng với đó, ALIS cũng có vai trò quan trọng trong việc kết nối F-35 với các phương tiện chiến đấu khác trên chiến trường. Điều này đồng nghĩa với việc máy bay thế hệ thứ 5 này đóng vai trò như một thành tố quan trọng trong mạng lưới tác chiến hợp nhất của Quân đội Mỹ. Trong cuộc tập trận mới đây tại dãy núi Doña Ana, bang New Mexico, máy bay F-35 đã cung cấp các phần tử bắn cho tổ hợp pháo tự hành Paladin qua hệ thống ALIS. Chính vì thế, các vấn đề phần mềm liên quan tới ALIS sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả tác chiến thực tế trên chiến trường.

Để giải quyết vấn đề này, Lầu Năm góc đã phải thay thế vai trò của ALIS bằng hệ thống kết nối dữ liệu đám mây (ODIN). Tuy nhiên, hiệu quả của phương án này vẫn cần thực tế chiến trường kiểm nghiệm.

Một vấn đề kỹ thuật phát sinh chính là tính bảo mật của hệ thống ALIS. Sử dụng hệ điều hành Windows 10, ALIS cũng mang nhiều lỗ hổng bảo mật về an ninh mạng chưa được khắc phục. Chính sự thiếu bảo mật này đã khiến giới chức Lầu Năm góc phải trả giá. Hồi tháng 10/2018, một tin tặc ẩn danh đã vượt qua hệ thống tường lửa và chiếm quyền kiểm soát hệ thống điều khiển máy bay F-35 trong vòng 9 giây. Các vấn đề tương tự cũng được phát hiện trong đợt kiểm tra cuối năm 2019.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm