Quốc tế

Mỹ thừa nhận: F-35 có thể trở thành con mồi của S-400

Các kỹ sư vô tuyến Nga đã lột trần sự “toàn năng” của công nghệ tàng hình.

Iran bất ngờ ngừng chỉ trích S-400, toan tính nào phía sau? / Loại máy bay Mỹ vừa làm "tê liệt" S-400 Nga tại Syria

Lại xin giới thiệu bài viết mới của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov (xin không giới thiệu lại về ông) với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 3/2/2020.

Trên ảnh: F-35 (Ảnh: ZUMA Press/ ТАSS)
Trên ảnh: F-35 (Ảnh: ZUMA Press/ ТАSS)

Tờ Sohu của Trung Quốc mới cho đăng tải một bài báo trong đó nhận định cho rằng Nga đang cố tình giấu những khả năng phát hiện và đánh chặn "máy bay tàng hình" thực sự của tổ hợp (tên lửa) phòng không S-400.

Đồng thời, các tác giả bài báo cũng đặt vấn đề nghi ngờ “những tính năng độc đáo” của máy bay tiêm kích- ném bom “tàng hình” F-35 của Mỹ.

(Để chứng minh cho nhận định trên), các tác giả bài đăng trên Sohu dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov mới đây nói rằng, ngay sau vụ tấn công (và hạ sát) của người Mỹ nhằm vào chiếc xe ô tô chở Tướng Iran Kassem Suleymani tại Baghda, đã có ít nhất 6 máy bay tiêm kích F-35 “lượn lờ” trên khu vực gần biên giới Iraq- Iran.

Nhưng ông Sergey Lavrov đã không cho biết chi tiết việc 6 chiếc máy bay "tàng hình" Mỹ trên đã bị phát hiện bằng cách nào (và bị ai phát hiện). Tuy nhiên, (Sohu) nhận định rằng cách giải thích có lý nhất cho việc các F-35 nói trên bị phát hiện - đó chính là sử dụng radar của những tổ hợp S-400 Nga đang trực chiến tại Syria.

 

Cần phải nói rằng các chuyên gia Sohu Trung Quốc nói trên đã cố tình không nhắc tới một thực tế là cự ly từ các tổ hợp tên lửa phòng không đến biên giới ới Iran vượt quá bán kính hoạt động của radar cảnh báo sớm 91N6E (91Н6Е) trong thành phần tổ hợp (S-400).

Radar này, theo những thông tin được công bố công khai, có thể phát hiện máy bay cỡ lớn thế hệ 4 ở cách nó không quá 600 km. Trong khi những tổ hợp S-400 được chuyển giao cho Quân đội Syria lại được triển khai tại một khu vực cách (biên giới với) Iran tới 700 km.

Còn vớinhững tổ hợp được bố trí tại căn cứ quân sự Khmeimim của Nga (tại Syria) thì cự ly (tới biên giới Iran) còn lớn hơn nữa.

Dù vậy, những số liệu công khai như vậy vẫn không thuyết phục được những chuyên gia Trung Quốc viết bài báo trên Sohu ,- họ vẫn tin chắc rằng người Nga, vì những lý do bí mật nào đó, vẫn chưa tiết lộ hết những tính năng thực sự của S-400.

Có nghĩa là vấn đề ở đây không chỉ ở cự ly phát hiện mục tiêu tối đa của radar, mà còn cả về khả năng bám những vật thể trên không có diện tích phản xạ hiệu dụng (RCS- Radar cross-section) nhỏ và siêu nhỏ- như các "máy bay tàng hình" chẳng hạn.

 

My thua nhan: F-35 co the tro thanh con moi cua S-400

Thực ra, kể cả ngay người Mỹ cũng không phủ nhận việc S-400 có những tính năng “bí mật” nào đấy. Báo Sohu Trung Quốc đã trích phát biểu của một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc như sau: “Người Nga đang giấu các tính năng kỹ -chiến thuật thực sự của các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumph””.

Nhưng cùng với đó, tuy trên thực tế thừa nhận là "máy bay tàng hình" Mỹ “hiện hình” trước hệ thống (S-400) Nga, người Mỹ vẫn khẳng định rằng việc S-400 có thể phát hiện được F-35 không có nghĩa là tổ hợp này cũng có khả năng bắn hạ được F-35. Không những thế, họ (người Mỹ) còn dọa Nga:

“Trong một tình huống như vậy (bị phát hiện), F-35 sẽ sử dụng hệ thống gây nhiễu điện tử để tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không S-400”. Đây quả là sự tự tin khá nực cười, vì “Triumph” (S-400) phát nhiễu mạnh hơn nhiều F-35.

Dĩ nhiên, ở cự ly 700 km, S-400 chắc chắn không thể bắn hạ được bất kỳ máy bay nào, kể cả vận tải quân sự “Hercules”, bởi vì tầm bắn của tên lửa “Triumph” không vượt quá 400 km. F-35 chỉ có thể trở nên dễ bị tổn thương nếu nếu nó bay vào vùng hỏa lực (trong tầm bắn) của tên lửa phòng không.

 

Nhưng nếu phân tích sâu hơn câu chuyện với “sáu chiếc máy bay tàng hình” xuất hiện gần biên giới với Iran như nói ở phần đầu- có thể thấy rất rõ rằng với trình độ công nghệ radar như hiện nay, việc phát hiện ra chúng là một nhiệm vụ hoàn toàn khả thi.

Giải pháp đơn giản nhất để giải quyết vấn đề mà không cần phải áp dụng bất kỳ một thủ thuật kỹ thuật phức tạp nào – đó là giải pháp thực hiện theo nguyên tắc: RCS của một chiếc máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình có giá trị khác nhau tùy thuộc vào góc tới mục tiêu của sóng radar.

RCS có giá trị tối thiểu khi “bị chiếu” ở mặt trước, có nghĩa là khi chùm sóng radar chiếu vuông góc với mặt trước của máy bay (chiếu thẳng vào trán V.Tuchkov). Nhưng mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu máy bay “tàng hình” bị “soi” vào “cạnh sườn” hoặc từ dưới bụng, RCS của máy bay khi đó sẽ có giá trị lớn hơn rất nhiều.

Tình huống xảy ra với “sáu kẻ xâm nhập tàng hình” nói trên có lẽ là như sau: mặc dù bay cách (S-400) ở một cự ly rất lớn, nhưng khi cơ động, đã có lúc chúng không thể không “phơi sườn” của mình trước “mắt” các radar của S-400.

Còn một phương pháp khác nữa để phát hiện máy bay tàng hình- nó xuất phát từ nguyên tắc là hình dạng hình học của thân máy bay được thiết kế sao cho nó phản xạ chùm tia radar sang hai bên, kiểu như là “rũ chúng sang hai bên” vậy.

 

Khả năng phát hiện máy bay sẽ tăng lên rất đáng kể nếu bố trí các ăng-ten phát và ăng- ten thu ở cự ly cách xa nhau. Tuy vậy, xét từ góc độ kỹ thuật, làm được chuyện này cũng không dễ, bởi vì hoạt động của các ăng ten phải được đồng bộ hóa với độ chính xác cực cao.

Các công nghệ tàng hình của các “máy bay-tàng hình”, trong đó có các máy bay tiêm kích thế hệ 5 giúp làm giảm rất đáng kể RCS trên dải sóng centimet. Chính đây là dải sóng làm việc của tất cả các radar lắp trên các máy bay.

Tuy nhiên, bức tranh sẽ thay đổi hẳn nếu chuyển sang làm việc ở dải sóng decimet, và đặc biệt là ở dải sóng mét. Trên những dải sóng đó, đối với các radar mặt đất thì các “máy bay tàng hình” trên thực tế cũng chẳng khác gì các máy bay thế hệ bốn với RCS chỉ giảm nhẹ nhờ lớp vật liệu phủ hấp thụ sóng radar.

Tất nhiên, khi sử dụng các bước sóng càng dài thì độ chính xác khi xác mục tiêu càng giảm. Ở dải sóng centimet, tọa độ của mục tiêu được xác định chính xác và tên lửa sẽ được phóng và dẫn đường tới mục tiêu trên dải sóng này.

Nhưng khi radar chỉ xác định gần đúng tọa độ mục tiêu, có thể phóng tên lửa vào “khu vực có mục tiêu”. Đến khu vực đó, đầu tự dẫn phải dẫn tên lửa đến mục tiêu.

 

Thêm nữa, đó phải là đầu tự dẫn hồng ngoại, vì khả năng “lộ hình” của các máy bay "tàng hình" ở dải tần hồng ngoại cao hơn so với dải tần radar.

Cũng có thể hiệu chỉnh dần dần tần số radar theo hướng giảm bước sóng khi máy bay đang tiếp cận. Sẽ phóng tên lửa vào đúng thời điểm, khi độ chính xác của các dữ liệu xác định tọa độ mục tiêu đủ để đảm bảo đánh chặn thành công.

Tất cả các chi tiết và đặc điểm trên, lẽ dĩ nhiên, chắc chắn đã được những công trình sư của Tập đoàn “Almaz-Antey” tham gia thiết kế S-400 và hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến hơn sắp được đưa vào trang bị S-500 “Prometheus” tính đến.

Còn về những gì liên quan đến việc phát hiện máy bay, một máy bay bất kỳ, chứ không phải chỉ riêng mình máy bay “tàng hình”, thì không có một hệ thống phòng không nào lại chỉ dựa vào một vài tổ hợp tên lửa phòng không, mỗi tổ hợp trong số đó có nhiệm vụ bảo vệ một mục tiêu riêng rẽ hoặc khu vực lãnh thổ (được phân công).

Nhiệm vụ trinh sát tình huống trên không do các radar mặt đất của Bộ đội trinh sát vô tuyến kỹ thuật (Bộ đội radar) đảm nhiệm.

 

Thêm nữa, những radar đó không chỉ tập trung trên các hướng nguy hiểm (nhiều khả năng xảy ra các cuộc tấn công đường không), mà còn được bố trí phân tán theo một sơ đồ nhất định để đảm bảo tạo thành một trường radar liên tục.

Vì vậy, trong trường hợp với “sáu chiếc F-35”, thì lực lượng phòng không Syria hoàn toàn có thể “nhìn thấy”, vì chúng (lực lượng phòng không Syria) có những năng lực như vậy.

Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, kể cả trong thời gian gần đây nhất, Liên Xô, và sau đó là Nga, đã cung cấp cho đất nước này một số lượng không nhỏ các các trạm radar. Hiện đại nhất trong số đó là radar ba tọa độ cơ động 36D6 làm việc ở dải sóng decimet.

Đây là kiểu radar tuy được thiết kế từ thời Liên Xô, nhưng hoạt động khá hiệu quả, có thể làm việc trong điều kiện bị chế áp mạnh. Nó có thể quan sát góc phương vị trong phạm vi 360 độ, góc tà từ 0 đến 30 độ.

Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa là 300 km. Độ chính xác khi xác định tọa độ mục tiêu theo góc phương vị là 15 phút, cự ly - 100 m, độ cao - 400 m. Radar có thể bám đồng thời 150 mục tiêu.

 

Chính vì vậy, những trạm radar này nếu được bố trí ở vùng biên giới phía Đông của Syria, chúng có đủ khả năng phát hiện máy bay cỡ máy bay tiêm kích ở khu vực gần Iran.

Bộ đội vô tuyến kỹ thuật Nga hiện đang sử dụng các radar thế hệ mới. Radar ba tọa độ cơ động dải sóng decimet mới nhất – đó là radar 59N6-E "Protivnhik-GE". Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa của nó lên tới 400 km.

Các mục tiêu có RCS nhỏ hơn 0,1 m2. (như tên lửa hành trình (có cánh) và "máy bay tiêm kích tàng hình") sẽ bị nó phát hiện ở khoảng cách 200 km, các mục tiêu có RCS 1,5 m2. - ở cự ly 340 km.

Độ chính xác của nó đủ để cung cấp các dữ liệu chỉ mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không. Tốc độ của các mục tiêu bị bám có thể lên tới 7 M.

Còn có cả một dòng radar cơ động "Nhebo", trong đó có cả radar “Nhiobiy” làm việc trên dải sóng mét. Mỗi kiểu radar có những tính năng riêng. Nhưng tất cả chúng đều có khả năng phát hiện các mục tiêu “tàng hình” và mục tiêu kích thước nhỏ ở cự ly lớn.

 

Ngoài ra, Bộ đội Nga còn có những radar vác vai có chức năng giám sát tình huống trên không trên khu vực hoạt động của một đơn vị cấp chiến thuật. Đó là radar ba tọa độ "Harmon" làm việc trên dải sóng decimet.

Nó phát hiện các máy bay, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái, xác định tọa độ của chúng và truyền thông tin nhận được đến các tổ hợp của hệ thống điều khiển phòng không tự động hóa.

Nó cũng có thể được sử dụng để chỉ mục tiêu khi dẫn đường cho các loại đạn có điều khiển.

Radar này ("Harmon")- được xếp gọn trong ba container, mỗi container nặng 30 kg. Triển khai xong chỉ trong vòng 3 phút. Một ăng ten kích thước 120 × 80 cm được lắp trên giá ba chân.

Kết nối khối điện tử và khối nguồn đảm bảo cung cấp nguồn điện công suất 800 W là radar đã có thể bắt đầu làm việc. Các dữ liệu được hiển thị trên màn hình của sỹ quan điều khiển và truyền qua kênh vô tuyến đến sở chỉ huy.

 

Radar này đảm bào quan sát vòng tròn với bán kính quan sát tới 40 km. Độ cao phát hiện mục tiêu - 10 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm