Quốc tế

Lý do Ai Cập “chấm” xe tăng bay T-90MS của Nga

Sở hữu nhiều tính năng ưu việt và thể hiện tốt trong thực chiến, T-90MS đã chiếm được lòng tin của quân đội nhiều nước.

Nga tiết lộ khả năng thật của S-500 khiến THAAD thua xa / Phương Tây lại cay đắng vì NATO 'chết não'

Qua mặt Abrams, T-90MS được Ai Cập “chấm”

Hiện tại, Ai Cập có 34 xe tăng T-80U, 500 T-62 (200 chiếc đang hoạt động, số còn lại đang được niêm cất) và 1.100 chiếc M1A1 Abrams, 840 chiếc T-54/55, 260 chiếc Ramíp II (T-54/55 hiện đại hóa của Mỹ), 300 chiếc M60A1 và 850 chiếc M60A3 cũ của Mỹ.

Ai Cập và Nga vừa đạt được thỏa thuận về việc Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) của Nga chuyển giao kỹ thuật và quy trình chế tạo 500 xe tăng chiến đấu chủ lực(main battle tank - MBT) T-90MS cho quân đội Ai Cập với đơn giá 314 triệu Ruble/chiếc và tổng số tiền giao dịch là 156 tỷ Ruble (2,2 tỷ USD).

ly do ai cap
Dòng tăng T-90 nổi tiếng của Nga; Nguồn: special-ops.org

Xe tăng T-90 được phát triển từ những năm 1980-1990 trên cơ sở tăng T-72B, được đặt tên là “Vladimir Potkin” để vinh danh người kỹ sư - kiến trúc sư trưởng của Cục Thiết kế Kỹ thuật Giao thông Urals (UKBTM).

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS là phiên bản hiện đại hóa của mẫu xe tăng xuất khẩu, có tên là “Tagil”. Là bản tinh chỉnh của T-90M từ kinh nghiệm thực chiến ở Syria và từ năm 2013, nó được gọi là T-90SM, hay T-90S Modernized.

Phiên bản này có khả năng bảo vệ động năng chống lại đạn pháo hóa học và xuyên giáp. Theo yêu cầu của khách hàng, hệ thống bảo vệ tích cực Arena-E chống lại tên lửa chống tăng có thể được tích hợp cho T-90MS.

T-90MS nặng 48 tấn, dài 6,8m, rộng 3,5m, cao 2,228m, sử dụng động cơ diesel công suất 1.130 mã lực và hộp số tự động kiểu mới; có tốc độ tối đa 70km/h, dự trữ hành trình 550km.

Nó được gọi là “xe tăng bay”, vì sự cơ động và khả năng của hệ thống treo giảm xốc khi vượt qua địa hình gồ ghề. Chiến tăng này được trang bị pháo chính cỡ nòng 125mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn và cả tên lửa chống tăng có lái dẫn bằng laser. Tầm bắn tối đa của đạn xuyên giáp 4.000m và đạn nổ mạnh - lên tới 9.600m; tên lửa được lái dẫn có thể tiêu diệt mục tiêu bọc thép có vỏ giáp phản ứng nổ(explosive reactive armor - ERA) ở cự ly 5.000m. Tầm bắn tối đa của phát bắn trực tiếp mục tiêu có độ cao 2m là 2.120m.

 

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS có hệ thống nạp đạn tự động cùng hệ thống điều khiển hỏa lực (fire control system - FCS) số hóa, kính ngắm hình ảnh nhiệt thế hệ 2, kính ngắm cho pháo thủ, kính ngắm toàn cảnh tích hợp hệ thống ảnh nhiệt thế hệ ba dành cho trưởng xe; súng phòng không 12,7mm; lớp giáp composite hiện đại, có khả năng tự động nhận dạng và "khóa" mục tiêu trong điều kiện ban ngày ở cự ly lên tới 5km; hệ thống phát hiện và đối phó với vũ khí dẫn lái bằng laser... Giáp phản ứng nổ Relikt của nó có khả năng chống đạn xuyên phá (Armour-piercing fin-stabilized discarding sabot - APFSDS) và đạn chống tăng (high-explosive anti-tank - HEAT).

T-90MS cũng được trang bị một động cơ phụ, hoạt động khi động cơ chính được tắt nhằm giảm thiểu hao phí nhiên liệu, đồng thời giảm lượng nhiệt phát ra để tránh bị phát hiện bởi các thiết bị trinh sát hoạt động theo nguyên lý hồng ngoại. Trước Ai Cập, Ấn Độ đã quyết định chi 1,93 tỷ USD để sở hữu 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS do Nga sản xuất và ký hợp đồng sản xuất 235 chiếc T-90SM với sự chuyển giao công nghệ của Nga.

Nguyên do Ai Cập “chấm” T-90MS của Nga

Xung đột tại Libya được coi là cuộc chiến ủy nhiệm với sự can dự rõ nét của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ - nước hậu thuẫn cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (Government of National Accord - GNA) chống lại Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (Libyan National Army - LNA) do Tướng Khalifa Halfar đứng đầu (được Ai Cập hậu thuẫn), để nhắm đến mục tiêu lớn là được quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải.

ly do ai cap
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga; Nguồn: thaimilitaryandasianregion

Viện trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cho GNA bao gồm cố vấn về quân sự và cung cấp vũ khí, cả tên lửa chống tăng và máy bay không người lái, chuyển giao công nghệ quốc phòng... Drone Bayraktar do Ankara cung cấp đã giúp các lực lượng GNA đánh bại hệ thống phòng thủ Panstir do Nga sản xuất được UAE chuyển cho lực lượng thân Tướng Khalifa Haftar, đẩy lui các cuộc tấn công của LNA.

 

Để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập đã thành lập liên minh 5 nước Địa Trung Hải; một lượng lớn tăng T-72 và xe bọc thép chở quân của Ai Cập đã được điều đến Libya để hỗ trợ Tướng Haftar. Quyết định của người Ai Cập mua lượng lớn xe tăng Nga dù đang có trong trang bị nhiều xe tăng Mỹ bị chi phối bởi một số yếu tố quan trọng.Theo một số nhà quan sát, Ai Cập mua 500 xe tăng T-90MS của Nga để chuẩn bị can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước láng giềng Libya này.

Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi hôm 20/6 đã khẳng định khu vực Sirte-Jufra ở Libya là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập.Một khi Ai Cập chính thức tham chiến ở Libya, tăng T-90MS sẽ là công cụ đắc lực giúp Ai Cập trong việc kiểm soát “ranh giới đỏ”. Nếu kế hoạch này được thực hiện, trong thời gian tới, có thể sẽ diễn ra kịch bản đối đầu giữa vũ khí Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Libya. Ngoài ra, một mâu thuẫn khu vực lớn khác đang hiện hữu ở châu Phi, tiềm ẩn những xung đột trong tương lai vì nguồn nước.

Cuộc chiến có thể nổ ra giữa Ai Cập và Ethiopia do Ethiopia xây dựng con đập trên sông Nile có chiều cao 175m và hồ chứa có dung tích 74 tỷ m3. Nước này dự định sẽ lấp đầy hồ chứa khổng lồ chỉ trong ba năm, bắt đầu từ tháng 7/2020, làm căng thẳng khu vực gia tăng. Ngày 19/5/2020, Tổng thống Ai Cập đã ra lệnh cho quân đội nước này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Ở góc độ chính trị, năm 2013, quân đội Ai Cập đã loại bỏ chính phủ Hồi giáo thân phương Tây, sau đó Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Cairo, làm suy yếu đáng kể quốc phòng của nước này. Hiện nay, mối quan hệ giữa Washington và Cairo khá lạnh nhạt.

ly do ai cap
T-90MS từng qua thử lửa và thể hiện tốt ở Iraq và Syria; Nguồn: thaimilitaryandasianregion

Ai Cập cho rằng mặc dù có khả năng bảo vệ cao hơn, có hệ thống kính quang học tốt hơn, M1A1Abrams quá to và nặng, khả năng cơ động kém, đã khá lỗi thời và dần dần sẽ bị loại khỏi trang bị của quân đội nước này. Trên địa hình gồ ghề, những cỗ tăng cồng kềnh này sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của đối phương. Trong khi đó, T-90MS theo một số tiêu chuẩn thực sự vượt trội so với xe tăng Mỹ, T-90 của Nga đã chứng tỏ tốt uy lực ở chiến trường Syria và Iraq.

 

Ngay cả khi trúng tên lửa chống tăng trực tiếp, thiệt hại với T-90 đôi khi vẫn rất thấp, vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.Theo Military Watch, xe tăng Nga phù hợp với địa hình Trung Đông và châu Phi hơn Abrams của Mỹ vốn có động cơ tua-bin khí không thích nghi với điều kiện bụi cao của sa mạc; trọng lượng thấp hơn của T-90MS cũng là một lợi thế của phương tiện chiến đấu Nga.

Ngoài ra, quyết định đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ, cho phép Ai Cập phân bổ nhiều ngân sách hơn cho sự phát triển ngành công nghiệp quân sự-quốc phòng của mình. T-90MS hiện là xe tăng tiên tiến nhất ở châu Phi và Ai Cập sẽ trở thành quốc gia thứ ba tại lục địa đen, sau Algeria (được trang bị T-90SA) và Uganda (T-90S), có các phương tiện chiến đấu tiên tiến này trong trang bị.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm