Quốc tế

Mạng lưới quân sự Mỹ khổng lồ nhưng kém hiệu quả

Quân đội Mỹ đang duy trì vô số căn cứ quân sự trên khắp các khu vực trọng yếu, trải dài toàn bộ hành tinh.

Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16 / Máy bay ném bom Mỹ mô phỏng tấn công vào Kaliningrad

Mỹ là cường quốc quân sự thế giới trong nhiều thập kỷ, sức mạnh quốc phòng giúp họ thúc đẩy "nguyên tắc dân chủ" trên khắp thế giới bằng cách thiết lập mạng lưới dày đặc căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Tuy nhiên những mối đe dọa toàn cầu mới xuất hiện lại đặt ra một thách thức khác. Liệu sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở nước ngoài có thể đối phó với chúng hay không, tác giả của một bài báo đăng trên tạp chí USA Today tự hỏi.

Mang luoi quan su My khong lo nhung kem hieu qua
Mỹ đang duy trì mạng lưới căn cứ quân sự dày đặc trên khắp hành tinh

Theo số liệu chính thức, Mỹ chi hơn 700 tỷ USD hàng năm cho vũ khí và hỗ trợ cảnh báo, nhiều hơn 10 quốc gia hàng đầu tiếpsau Mỹcộng lại. Một phần đáng kể ngân quỹ được phân bổ được chi cho việc duy trì lực lượng ở nước ngoài, đó là Đức, Hàn Quốc, Kosovo và Nhật Bản - nơi đặt các căn cứ quân sự lớn nhất của họ. Ngoài ra nhiều đơn vị khác đang rải rác trên khắp thế giới, nơi họ "đảm bảo sự tiến bộ của nền dân chủ và bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ".

Các khoản tiền do Lầu Năm Góc cung cấp không chỉ được chi cho vũ khí trang bị, hàng tỷ USD dùng để duy trì cơ sở hạ tầng, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của binh sĩ Mỹ. Tổng cộng theo các chuyên gia, Mỹ có hơn 800 căn cứ quân sự ở 150 quốc gia trên thế giới.

Giới chuyên gia lưu ý, nếu trước đó “cỗ máy chiến tranh” có thể đảm bảo vững chắc lợi thế của Mỹ trên toàn thế giới, thì với sự xuất hiện của những mối đe dọa mới, vai trò của quân đội không còn quá cấp thiết.

Theo các nhà phân tích, thách thức chính trong thế giới hiện đại về bản chất là phi quân sự. Chúng bao gồm tấn công mạng, thông tin sai lệch, biến đổi khí hậu và dịch bệnh như COVID-19, cũng như sự thống trị kinh tế của Trung Quốc.

Trong tình hình hiện nay, việc duy trì lực lượng vũ trang khổng lồ của Mỹ nước ngoài là tốn kém, cồng kềnh và thiếu hiệu quả, đặc biệt là khi không còn kẻ thù toàn cầu như Liên Xô trước kia.

 

"Kế hoạch này được phát triển cho một thế giới mà ở đó một bá chủ quân sự khác vẫn còn hiện diện. Đại dịch, thảm họa khí hậu, trí tuệ nhân tạo và 5G hiện quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của Mỹ so với việc có 15 căn cứ ở Ấn Độ Dương", ôngTrita Parsi, đồng sáng lập của Viện Quản trị Quincy cho biết.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã chỉ thị cho người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin thực hiện một cuộc "khảo sát toàn cầu" về các lực lượng Mỹ ở nước ngoài để "phù hợp với chính sách đối ngoại của Mỹ và các ưu tiên quốc gia".

Điều này có nghĩa là Nhà Trắng sẽ đưa ra quyết định và từ bỏ việc duy trì các lực lượng quân sự khổng lồ và không liên quan ở nước ngoài để phân bổ lại ngân quỹ nhằm chống lại các mối đe dọa đáng kể hơn?

Theo đánh giá thì điều đó chưa chắc đã xảy ra, ông Biden bị nhận xét vẫn giống như những người tiền nhiệm của mình, muốn chi hàng tỷ USD cho một "cỗ máy chiến tranh cồng kềnh" trong khi tiếp tục thúc đẩy chính sách của Hoa Kỳ thông qua vũ lực.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm