Máy bay thay thế F-35 mang radar của F-16V
Tổ hợp radar mới chuyên tìm và diệt máy bay không người lái của Nga / Chính phủ Mỹ thông qua việc bán máy bay tuần tra cho Đức
Tướng Charles K. Brown, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ tuyên bố, Mỹ đang xem xét mua một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới để thay thế F-16 Viper và F-35 với chi phí vận hành quá đắt đỏ.
Máy bay chiến đấu mới nên được phát triển và nâng cấp nhanh hơn F-35, và không nhất thiết phải tích hợp nhiều "công nghệ đỉnh cao" trong một sản phẩm và chiếc F-36 Kingsnake là một ứng cử viên được đặc biệt chú ý.
Tiêm kích F-36. |
Tướng Brown đã so sánh F-35 với một chiếc Ferrari và cho rằng: "F-35 là Ferrari, F-22 là Bugatti Chiron nhưng Không quân Mỹ cần Nissan 300ZX - một mẫu xe thể thao giá trung bình phổ biến vào cuối Thế kỷ 20!".
Chính vì vậy, loại máy bay Không quân Mỹ rất cần vào lúc này phải đa năng, hiệu quả và chi phí vận hành ít tốn kém. Các nhà phát triển Mỹ cho rằng, để giảm thời gian và chi phí phát triển, cần sử dụng các công nghệ thiết kế kỹ thuật số và các cấu phần hiện có.
Ví dụ, có thể sử dụng phiên bản đơn giản hóa của động cơ F119 từ máy bay chiến đấu F-22 làm động cơ cho F-36 Kingsnake. Trung bình, sẽ mất 3,5 năm để đưa những động cơ này vào sản xuất và động cơ Raptor sẽ phải được sử dụng cho những thử nghiệm đầu tiên.
Nhưng việc tiếp tục sản xuất F119 khá tốn kém và mất nhiều thời gian, nhiều khả năng F110-GE-129 và/hoặc F135 cải tiến sẽ được lắp trên F-36. F110 là một lựa chọn ít rủi ro hơn, bởi vì động cơ F-35 vẫn chưa hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật.
Việc tái sử dụng công nghệ hiện có sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất F-36. Ví dụ, từ phiên bản mới nhất của F-16, có thể sử dụng radar quét điện tử AN/APG-83 trên F-16V được cải tiến hoàn toàn và hệ thống cảm biến hồng ngoại, vốn đã được tạo ra trên cơ sở hệ thống dẫn đường quang điện tử của Legion.
Tiêm kích F-36 mới có tính năng rất đa năng đa nhiệm. Vũ khí trang bị của nó sẽ bao gồm các tên lửa không đối không và không đối đất thế hệ mới, và vì các yêu cầu về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu đã được giảm bớt, nên không nhất thiết phải bố trí tất cả vũ khí bên trong máy bay.
F-36 sẽ có nhu cầu trên thị trường ngoài nước? Có nhiều khả năng như vậy. Nếu mọi thứ diễn ra đúng thời hạn và chiếc máy bay chiến đấu này đi vào hoạt động vào năm 2030, thì nó có thể sẽ "đụng chạm" đến hầu hết các dự án máy bay chiến đấu hạng nhẹ của châu Âu và châu Á.
Vấn đề là thời gian, và liệu Không quân Mỹ có đủ điều kiện để đưa nó vào hoạt động trước năm 2030 hay không - vẫn là một dấu hỏi lớn.
Trước đó, lãnh đạo không quân Mỹ (USAF) thừa nhận dòng tiêm kích F-35 không thể thay thế cho F-16 như kỳ vọng, và Lầu Năm Góc cần nhanh chóng khởi động dự án nghiên cứu và phát triển tiêm kích mới.
Dòng máy bay được kỳ vọng nằm giữa nhóm thế hệ thứ 5 như F-22, F-35. Ban đầu, tuyên bố trên đã gây ngạc nhiên trong giới phân tích quân sự, vì F-35 (do Lockheed Martin sản xuất) lâu nay luôn được xem là máy bay thế hệ thứ 5 sẽ thay thế F-16.
Nhưng sau hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, chiếc F-35 ngày càng tốn kém hơn bao giờ hết. Với giá bán khoảng 100 triệu USD/chiếc, F-35 được trang bị công nghệ tàng hình với hệ thống cảm biến công nghệ cao, đòi hỏi sự bảo trì thường xuyên.
"F-35 không phải là dòng tiêm kích hạng nhẹ với mức giá hợp lý", theo ông Dan Ward, một cựu quan chức USAF.
Kết quả là nước Mỹ giờ đây cần một dòng tiêm kích mới để giải quyết vấn đề của F-35. Hiện USAF còn khoảng 1.000 chiếc F-16 có thể đáp ứng nhu cầu, và Lockheed Martin đã ngừng sản xuất dòng máy bay chiến đấu này từ năm 2001.
Trong khi đó, F-35 - dòng tiêm kích đang được Mỹ và 8 đồng minh đưa vào sử dụng, vẫn tiếp tục vận hành trong tình trạng đầy lỗi, và chỉ giảm được 2 lỗi so với cách đây một năm. Vào thời điểm thẩm định gần đây nhất, tiêm kích F-35 bị phát hiện có tới 871 lỗi phần mềm lẫn phần cứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo