Quốc tế

Mi-28NM khai hỏa ngoài tầm đánh chặn của đối phương

Với việc được trang bị tên lửa tầm xa, Mi-28NM có thể thực hiện đòn tấn công từ ngoài tầm với của phòng không đối phương mà không lo bị đánh chặn.

Iran có hệ thống vũ khí phòng không S-400? / 5 loại vũ khí có hình dạng kỳ dị nhất trong lịch sử loài người, khả năng sát thương nằm ngoài sức tưởng tượng

Gói trang bị mới dành cho Mi-28NM được thực hiện nhằm tăng hiệu quả chiến đấu, giảm thiểu rủi ro cho máy bay khi làm nhiệm vụ tại những nơi đang có hệ thống phòng không của đối thủ trực chiến.

Mi-28NM khai hoa ngoai tam danh chan cua doi phuong
Trực thăng tấn công Mi-28NM.

Giám đốc thiết kế Chương trình Trực thăng Chiến đấu tại Trung tâm Trực thăng Quốc gia Mil và Kamov (một phần của Tập đoàn Rostec) Vitaly Shcherbina cho biết: "Trong quá trình làm việc, chúng tôi tập trung vào việc mở rộng phạm vi trang bị vũ khí phóng từ trên không cho trực thăng.

Để giải quyết nhiệm vụ này, vũ khí trên Mi-28NM được thiết kế kiểu ổ quay giúp khai hỏa nhanh hơn và mang được nhiều đạn hơn. Ngoài ra , lần đầu tiên phiên bản Mi-28NM được trang bị loại tên lửa chống tăng xa nhất thế giới được chúng tôi phát triển".

Dù không rõ Mi-28NM được trang bị loại tên lửa nào nhưng việc vị giám đốc này khẳng định đây là dòng tên lửa xa nhất hiện nay cho thấy, đây chính là đạn Izdeliye 305 có tầm bắn hiệu quả khoảng 100km - dòng tên lửa được trang bị cho cả Ka-52 và giờ thêm Mi-28NM.

Với tầm bắn này, cả Ka-52 và Mi-28NM đều sở hữu đòn tấn công xa hơn nhiều loại đạn xa nhất hiện nay mà trực thăng Israel và Mỹ đang được trang bị là Spike NLOS (tầm bắn trên 20km).

Điều làm nên sự đặc biệt cho phiên bản Mi-28NM này chính là ngoài tên lửa tầm siêu xa, dòng trực thăng tấn công này còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử (EW) Richag-AV.

 

Hệ thống EW này được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như tàu chiến khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm km.

Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-28NM sử dụng anten mảng pha đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.

Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí phòng không của đối phương. Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.

Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị trinh sát và radar của kẻ địch được cài đặt sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, trực thăng Mi-28NM đã thể hiện khả năng kết nối rất ấn tượng, sau khi được lắp đặt một hệ thống thiết bị điện tử mới, cho phép phi công trực thăng tấn công Mi-28NM có thể tương tác trực tiếp với các phương tiện bay không người lái để nhận thông tin trinh sát mục tiêu.

 

TASS dẫn lời ông Daniil Brenerman, Tổng giám đốc Cục thiết kế Ramenskoye cho biết, công ty ông và công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã cùng phát triển một hệ thống thông tin mới biến trực thăng Mi-28NM thành sát thủ siêu hạng, không có đối thủ.

Các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên đã được chuyển giao cho khách hàng trước khi kết thúc năm 2015. Hệ thống thiết bị điện tử mới này khác hoàn toàn so với các hệ thống trước đó, với trọng lượng nhẹ hơn, nhỏ hơn và phù hợp với không gian bên trong buồng lái của Mi-28NM.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm