Quốc tế

MiG-31 diệt mục tiêu siêu thanh ở tầng bình lưu

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 vừa chứng minh khả năng đặc biệt của mình khi đánh chặn thành công mục tiêu siêu thanh ở độ cao lớn.

Giải mã vũ khí: Hệ thống điều khiển tên lửa của tàu chiến mặt nước có gì? / Trực thăng tấn công cực mạnh Ka-52 Nga được Ai Cập đặt mua mạnh cỡ nào?

Thông báo của Quân khu trung tâm Nga cho biết, pha đánh chặn được thực hiện trong cuộc diễn tập với sự tham gia của phi đội MiG-31.

Tại đây, MiG-31 đã thực hiện những bài bay khó mô phỏng các tình huống tương tự trong không chiến, kể cả tác chiến quần vòng và bắn đạn thật.

MiG-31 diet muc tieu sieu thanh o tang binh luu
Tiêm kích MiG-31.

"Ở độ cao 16km, các phi công tiêm kích MiG-31 đã sử dụng radar Zaslon-M của máy bay để theo dõi tình hình trên không và phát hiện mục tiêu lạ xâm nhập. Trong quá trình tuần tra, phi đội MiG-31 đã phát mục tiêu giả định di chuyển với tốc độ cao.

Ngay sau đó, MiG-31 lập tức khóa mục tiêu và phóng tên lửa đánh chặn thành công. Tại thời điểm đánh chặn, MiG-31 đang bay với tốc độ gần 3.000km/h", Quân khu trung tâm Nga cho biết.

Không quân Nga cho biết, ngoài bài tập đánh chặn ở độ cao lớn, trong cuộc diễn tập này, MiG-31 còn được thử sức với bài tập luyện tránh tên lửa trên không hay giành được lợi thế khi tấn công đối thủ.

Thách thức lớn nhất của việc bay ở tầng bình lưu là do không khí tại đây rất loãng. Các máy bay đạt độ cao này thường bị giảm công suất động cơ và khiến cho phi công khó kiểm soát hơn.

Được biết, trước khi Nga cho tiêm kích MiG-31 thực hiện bài tấn công ở độ cao lớn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã để lộ kế hoạch về chương trình dùng UAV hoạt động ở tầng bình lưu để thay thế vệ tinh quân sự của nước này.

 

Hiện cơ quan này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm những chuyến bay đầu tiên của UAV với động cơ hybrid. Nhóm thực hiện chương trình đã cài đặt máy phát điện cho động cơ sử dụng nhiên liệu hydro lỏng, cung cấp năng lượng thông qua tầng bình lưu của khí quyển.

Chuyến bay thành công đã chứng minh máy bay mới đủ điều kiện để giám sát toàn cầu. Mục tiêu của chuyến bay thử nghiệm là được kiểm tra dẫn hướng, hệ thống điều khiển tự động, chuyển hướng và xử lý các điều kiện bất ổn...

Các máy phát điện cho động cơ hydro lỏng cũng đã được thử nghiệm hơn 1.500 giờ, đã hoạt động 7 ngày liên tiếp. Các thử nghiệm đã chứng tỏ UAV đủ khả năng "lang thang" trên tầng bình lưu nhiều ngày liền.

Và với khả năng tấn công ở tầng bình lưu của MiG-31, một khi xung đột xảy ra, việc đánh chặn UAV - vệ tinh quân sự Mỹ trở nên dễ dàng với Nga. Và với đòn tấn công này, Moskva hoàn toàn có thể khiến vũ khí Mỹ vô dụng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm