Quốc tế

CIA đã lấy cắp MI-24 của Liên Xô như thế nào?

Mi-24 vượt trội hơn hẳn so với “Cobra” và AH-64 “Apache” của Mỹ.

Ấn Độ sẽ nhận lô máy bay Rafale đầu tiên trong năm 2020 / Giải mã vũ khí: Hệ thống điều khiển tên lửa của tàu chiến mặt nước có gì?

CIAda lay capMI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Tranh minh họa Mi-24 trên tạp chí “Soviet Military Power”, tuyên truyền về sức mạnh của "mối đe dọa Đỏ" đối với quân đội Mỹ.

Năm 1967, Hoa Kỳ đã giới thiệu máy bay trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới - Bell AH-1 "Cobra". 5 năm sau, Mi-24 đã được tiếp nhận để phục vụ cho Không quân Liên Xô, và có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với “Cobra” của Mỹ. Điều này đã ám ảnh giới chức quân sự Mỹ, và họ đã bắt đầu một cuộc săn lùng tích cực để có được thông tin về loại máy bay mới này của Liên Xô.

Dịp may hiếm có

Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh Ogaden (1977-1978), nhưng lần ra mắt thực sự lớn xảy ra là mãi sau này - trong Chiến tranh Afghanistan. Ở đó, người Mỹ, trong khi theo dõi sát sao về cuộc xung đột, lần đầu tiên đã nhận ra khả năng của Mi-24.

Đặc biệt là khả năng bay thoải mái trong điều kiện không khí loãng ở vùng núi và trong khu vực có nhiều bụi (nhờ động cơ TV3-117V với các thiết bị chống bụi) và khả năng “đánh lừa” tên lửa MANPADS của Mỹ (nhờ trạm gây nhiễu điện - quang “Lipa”). Và thế là Mỹ bắt đầu cuộc săn lùng một chiếc trực thăng Mi-24?

Thành công đã may mắn đến với người Mỹ từ một tình huống không ngờ tới. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1985, 2 chiếc Mi-24D thuộc Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Dân chủ Afghanistan đã hạ cánh xuống sân bay Miranshah (Pakistan).

 

CIAda lay capMI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Một trong những "Cá sấu" Mi-24 đã hạ cánh xuống Pakistan

Mặc dù, Afghanistan đã đưa ra một tuyên bố ngô nghê rằng các phi công của họ do “lạc đường”, nên đã đáp xuống một quốc gia thuộc phe đối lập, nhưng đó chỉ là câu chuyện nực cười.

Các máy bay trực thăng đã sớm quay trở lại, nhưng các chuyên gia Mỹ làm nhiệm vụ “thường trực” đã kịp tìm ra một số điểm quan trọng của máy bay này. Đặc biệt là thiết bị cản xả khí, giúp làm mát khí thải của động cơ và làm giảm khả năng hiển thị của máy bay trong phạm vi tia hồng ngoại đã được họ nghiên cứu.

Kể từ đó, cuộc săn lùng Mi-24 đã mang một ý nghĩa khác - rõ ràng là Mi-24 vượt trội hơn so với “Cobra” và AH-64 “Apache” đang được Mỹ nghiên cứu, chế tạo.

Đổimộtnửavươngquốclấy 1 máybaytrựcthăng

Nỗ lực để có một chiếc Mi-24 đã được tiếp cận trên quy mô toàn nước Mỹ: Biên tập viên của tạp chí “Soldier of Fortune” đã treo thưởng một triệu đô la cho ai trao được cho Mỹ bất cứ một model nào của Mi-24. Các tờ rơi tương tự thậm chí còn nằm rải rác ở những nơi có trực thăng Liên Xô ở Châu Phi. Nhưng không có ai muốn làm việc đó nên các quan chức quân sự Mỹ buộc phải tự tìm cách thực hiện.

 

CIAda lay capMI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Tờ rơi "Nếu đánh cắp được siêu máy bay trực thăng Liên Xô này, bạn sẽ nhận được một triệu đô la"

Năm 1987, cuộc xung đột Chadian-Libya nổ ra, trở thành một sự kiện của Chiến tranh Lạnh. Phía Libya được các chuyên gia quân sự Liên Xô hỗ trợ tích cực bằng việc giúp đỡ về vũ khí cũng như tư vấn về quân sự. Cụ thể, Libya đã có trực thăng Mi-25 (phiên bản xuất khẩu của Mi-24D), và một trong số máy bay đó đã bị bỏ lại sau khi quân Libya rút lui khỏi Wadi Duma.

Mặc dù người Mỹ đã tạo ra trực thăng “Apache”, có sử dụng đến những kiến ​​thức mà họ nắm được về Mi-24, nhưng dù sao vẫn cần có một sự nghiên cứu chi tiết về máy bay này. Quan tâm đặc biệt của họ là việc triển khai một máy bay trực thăng tấn công với khả năng tiến hành đổ bộ mà “Apache” không có.

Sau các cuộc đàm phán giữa người Mỹ và phía Pháp, quân đội Chadian đã nhượng bộ, nhường chiến lợi phẩm của họ cho những vị khách, nhưng vẫn còn một vấn đề họ lo ngại là Liên Xô có thể hiểu sai về sự can thiệp quá rõ ràng như vậy.

Điều đó đòi hỏi các kỹ năng tinh tế của trung đoàn độc lập 160 thuộc lực lượng đặc biệt “Night Stalkers” của Không quân Hoa Kỳ mà thực chất là nỗ lực của CIA.

ChiếndịchNúihyvọng

 

Sau khi thỏa thuận được với "phe mình" của cuộc xung đột, Mỹ đã tiến hành chiến dịch “Mount Hope”, mục đích là đánh cắp chiếc trực thăng. Trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch, Mỹ dự định dùng máy bay trực thăng vận tải MH-47 “Chinook” để cẩu Mi-24

Tại căn cứ không quân Chinooki ở New Mexico, máy bay MH-47 đã thử nghiệm bằng cách cẩu các thùng chứa nước có khối lượng tương đương với khối lượng của máy bay Mi-24. Trong khi đó, Pháp nhận trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho trực thăng.

Vào rạng sáng ngày 10 tháng 6 năm 1988, một chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy đã đưa 2 chiếc “Chinook” đến căn cứ tiền phương, và đợi đến khi trời tối, 2 chiếc máy bay này khởi hành đến Wadi Duma.

CIAda lay capMI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Một chiếc “Chinook” của trung đội “E” thuộc trung đoàn không quân SOAR 160 đang cẩu theo chiếc Mi-24 chiến lợi phẩm trên bầu trời bắc Chad.

2 chiếc trực thăng bay ở độ cao tối thiểu để không bị chú ý. Chiếc máy bay Mi-24 được gắn trên một chiếc nôi bên ngoài, sau đó, dưới sự yểm trợ của Không quân Pháp, máy bay trực thăng Liên Xô bắt đầu hành trình đến Hoa Kỳ.

Chuyến bay dài gần 800 km đã diễn ra với hai lần tiếp nhiên liệu từ máy bay chở dầu C-130F tại các điểm tiếp nhiên liệu và vũ khí tiền phương (FARP). Trong một lần tiếp nhiên liệu, một cơn bão cát đã nổi lên, suýt nữa thì dẫn đến tai nạn.

 

Tuy nhiên, chiếc trực thăng đã được chuyển giao thành công đến căn cứ tiền phương ở N'Djamena và một ngày sau đó, chiếc Mi-24 của Liên Xô được chuyển đến Hoa Kỳ, nơi nó được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Kết cục

CIAda lay capMI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Một trong những chiếc Mi-24, thuộc Không quân Cộng hòa Dân chủ Đức tại Trung tâm thử nghiệm của Quân đội Hoa Kỳ tại Nevada

Chiến dịch "đánh cắp" Mi-24 là một thành công lớn đối với tình báo Mỹ, nhưng chỉ vài năm sau việc làm đó đã mất ý nghĩa. Trong Chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, một chiếc Mi-24 của Iraq đã bị bắt và vài tháng sau, một vài máy bay Mi-24 được Mỹ mua lại của Không quân của CHDC Đức cũ. Vậy là kết thúc câu chuyện về “cuộc săn lùng Mi-24”

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm