Quốc tế

Mìn chống trực thăng Nga tấn công cao 500m

Tại Triển lãm MAKS-2021, Nga đã giới thiệu loạt vũ khí tối tân thế hệ mới, trong đó có mìn chống trực thăng có thể tấn công mục tiêu bay cao 500m.

Vũ khí bất thường của "Gấu" Nga Tu-95MS khiến nhà phân tích Mỹ kinh ngạc / Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ

Theo nhà phát triển Nga, Vladimir Niyazov, loại mìn chống trực thăng giới thiệu tại MAKS-2021 được triển khai chiến đấu khá đặc biệt giống với rải bom với khoảng cách mỗi quả vài mét đến vài chục mét tùy theo mức độ cần thiết của từng nhiệm vụ.

Min chong truc thang Nga tan cong cao 500m
Mô phỏng đòn tấn công từ mìn chống trực thăng Nga.

Vladimir Niyazov giới thiệu, thành phần mỗi quả mìn công nghệ cao này có chứa 12 vòng bi kim loại, khi được kích nổ chúng có thể xuyên thủng mọi vật thể trên đường bay ở vận tốc 2km/s.

Vũ khí này có 2 chế độ chiến đấu: Tự động kích hoạt hoặc do con người điều khiển từ 1 trung tâm. Chúng được kích nổ thông qua hệ thống phát hiện âm thanh từ các trực thăng đang bay tới.

"Bãi mìn được kích hoạt hoặc trì hoãn bởi người điều khiển từ một căn cứ quân sự. Vì vậy, khi các chỉ huy được thông báo về những trực thăng hoặc máy bay không người lái (UAV) bạn bè rơi vào vùng nguy hiểm, viên kỹ sư vận hành sẽ ngăn quả mìn phát nổ từ xa", nhà sản xuất Nga nói.

Phát biểu trước thềm MAKS-2021, Đại tá Aleksei Khazov thuộc Cục Kỹ thuật Không quân Nga cho biết: "Mìn chống trực thăng đã qua thử nghiệm và bây giờ đã được nhận vào trang bị. Nó tiêu diệt trực thăng hay phương tiện bay khác ở độ cao đến 500 m, nó tạo ra lõi tấn công theo nguyên lý lượng nổ lõm.

Nó sẽ đứng trên mặt đất và rình đối tượng. Khi đối tượng đến gần, nó có thể tự động chuyển sang trạng thái chiến đấu và khi đối tượng lọt vào tầm sát thương thì nó sẽ làm việc với đối tượng".

 

Thành công của Nga trong lĩnh vực mìn chống trực thăng đang khiến Mỹ lo lắng và tìm cách đối phó. Theo chuyên gia Michael Peck của Tạp chí National Interest, tất cả trực thăng Mỹ cùng đồng minh đang phải đối mặt với nguy cơ bị phá hủy khi bay tầm thấp hoặc đổ bộ quân do loại vũ khí đặc biệt này của Nga.

Trước đây, đối với các loại mìn chôn dưới mặt đất, họ thường cho oanh tạc khu đất nghi có mìn trước khi trực thăng hạ cánh xuống. Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại, mọi việc không đơn giản như vậy. Ngay từ năm 2013, tổ chức khủng bố IS công bố một đoạn video cho thấy một loại mìn phân mảnh tự chế dùng để chống trực thăng.

Tuy nhiên, loại mìn được phát triển riêng để chống trực thăng ngày nay tinh vi và nguy hiểm hơn nhiều. Quân đội Mỹ đã đặc biệt nhấn mạnh tới việc Nga đang tích cực triển khai các loại mìn chống trực thăng.

Loại mìn này được bố trí trên mặt đất, thay vì chôn phía dưới và được trang bị cảm biến âm thanh cho phép phát hiện âm thanh của trực thăng cách xa tới gần 500m. Khi trực thăng chỉ còn cách 150m, radar của thiết bị bắt đầu theo dõi mục tiêu và kích nổ mìn khi khoảng cách còn 90m.

Chuyên gia Nga cho hay, nước này phát triển mìn chống trực thăng vì các loại tên lửa phòng không vác vai đã trở nên không hiệu quả trước những trực thăng bay thấp dưới 100m.

 

Để đối phó với loại vũ khí còn khá mới lạ này, Dự án của quân đội Mỹ sẽ gồm 3 giai đoạn, bắt đầu với việc xác định các loại mìn chống trực thăng có thể gặp phải; sau đó là ngòi nổ, cơ chế tiêu diệt của chúng, cũng như cách thức mà chúng được triển khai.

Cuối cùng, sau khi nguyên mẫu được phát triển, Lầu Năm Góc sẽ quyết định xem có tiếp tục dự án và xây dựng hệ thống hoàn chỉnh hay không. Tuy nhiên, bản đề xuất của quân đội Mỹ chưa đưa ra bất cứ phương án phòng thủ nào mà họ cho rằng có thể đối phó hiệu quả với mìn chống trực thăng.

Song có lẽ một trong những hướng đi sẽ là đánh lừa cảm biến của mìn, khiến chúng kích nổ sớm hoặc ngụy trang tín hiệu âm thanh của trực thăng để chúng không nhận ra đó là mục tiêu cần tiêu diệt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm