Quốc tế

MQ-25 và F-35C Mỹ tạo nên "khoảnh khắc lịch sử"

Theo Popular Mechanics, việc máy bay MQ-25 Stingray tiếp nhiên liệu thành công cho tiêm kích tàng hình F-35C được coi là khoảnh khắc lịch sử của Hải quân Mỹ.

Trực thăng 'Thợ săn đêm' Nga nhận vũ khí đủ sức tiêu diệt cả... tiêm kích tàng hình Mỹ / Vũ khí độc đáo giúp Su-57 'xé đôi' tàu chiến địch

Cuộc thử nghiệm thành công được thực hiện gần Sân bay MidAmerica St. Louis ở Mascoutah, Illinois. "Cuộc thử nghiệm thành công là bước mới nhất trong việc cung cấp cho các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay khả năng hoạt động ở tầm xa hơn bao giờ hết.

Thành công này cho phép tiêm kích hạm và những máy bay khác trên tàu sân bay hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong khi vẫn giữ an toàn cho tàu sân bay trước tầm bắn của vũ khí đối phương", Hải quân Mỹ cho biết.

MQ-25 va F-35C My tao nen
Pha tiếp dầu đầu tiên của MQ-25 Stingray cho F-35C.

Thử nghiệm được thực hiện trong chuyến bay kéo dài 3 giờ. Tham gia thử nghiệm là chiếc MQ-25 Stingray được biết đến với tên gọi T1 và một chiếc F-35C từ Phi đội Đánh giá và Kiểm tra Hàng không 23 của Hải quân Mỹ.

Trước khi tạo nên tình huống mang tính lịch sử với F-35C, chiếc MQ-25 đã thử nghiệm thành công tương tự với tiêm kích F/A-18 và máy bay E-2D Advanced Hawkeye, tất cả máy bay đều thuộc trang bị của biên đội tác chiến trên hàng không mẫu hạm của Mỹ.

MQ-25 cung cấp cho Hải quân Mỹ công cụ hiệu quả để hóa giải một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của đối thủ chính là Nga.

Hiện nay các đối thủ này đều phát triển các nền tảng có khả năng ngăn chặn lực lượng của Mỹ tiếp cận hay xâm nhập những khu vực quan trọng. Nhưng Stingray có thể giúp tăng tầm hoạt động của các chiến đấu cơ trên hạm của Mỹ, cho phép chúng hóa giải chiến thuật A2/AD của địch thủ.

Hải quân Mỹ tin rằng, do tên lửa diệt hạm của Nga, kể cả vũ khí siêu thanh Zircon có tầm bắn trên 1.000 km, trong khi tiêm kích hạm chỉ có tầm hoạt động xa nhất của Mỹ hiện nay chỉ có bán kính chiến đấu 900 km trở lại.

 

Điều này khiến Mỹ phải vận hành các chiến đấu cơ trên hạm ngoài tầm hoạt động hiệu quả hoặc mạo hiểm đưa tàu sân bay với 6.000 binh sĩ và 70 máy bay vào tầm bắn của tên lửa diệt hạm Nga.

Nhưng một khi được đưa vào trang bị trên các tàu sân bay, MQ-25 Stingray sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ F/A-18, F-35C hiện tại của Hải quân Mỹ, cho phép chúng hoạt động hiệu quả từ một khoảng cách an toàn.

"Chúng tôi đã cải tiến một số tính năng và tăng khả năng sống sót cho MQ-25 trước khi quyết định mua và sẵn sàng đưa vào hoạt động. Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp tiệu, máy bay cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát", Hải quân Mỹ cho biết thêm.

Sự ra đời của MQ-25 Stingray mang lại kỳ vọng rất lớn cho Mỹ giống như khi chiếc RQ-170 ra đời sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong hoạt động huấn luyện và tác chiến.

Tuy nhiên, Mỹ đã nhanh chóng phải đóng băng toàn bộ chương trình RQ-170 do một chiếc đã bị Iran dùng hệ thống tác chiến điện tử ép hạ cánh thành công và tịch thu hồi năm 2011. Sau đó những bí mật công nghệ đã bị Iran khám phá và cho ra đời phiên bản riêng của mình từ chiếc RQ-170 thu được.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm