Mục kích tàu chiến Việt Nam “diễu võ” cùng khu trục hạm Ấn Độ
Các tàu chiến Việt Nam gồm 016 Quang Trung và 375 cùng khu trục hạm INS Kolkata của Hải quân Ấn Độ tiến hành diễn tập ở ngoài vịnh Cam Rinh.
Vui mừng: Tàu chiến Việt Nam đã có ngư lôi chuẩn Mỹ / Điểm danh loạt tàu chiến gốc Mỹ mà Việt Nam đang dùng
Theo Hải quân Ấn Độ, trong khuôn khổ chuyến thăm của tàu khu trục INS Kolkata (D63) và tàu hậu cần INS Shakti, Hải quân Việt Nam và Ấn Độ đã tiến hành cuộc diễn tập chung ngoài vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Đây được xem là lần thứ 2 hai quốc gia tiến hành diễn tập hải quân chung, lần đầu tiên trong chuyến thăm của đội tàu Ấn Độ từ 21-26/5/2018. Nguồn ảnh: India Navy
Theo trang tin Hải quân Ấn Độ, cuộc diễn tập hàng năm góp phần gia tăng quan hệ giữa hai nước kể từ tháng 9/2016 khi quan hệ ngoại giao hai bên nâng lên mức "Đối tác chiến lược toàn diện". Nguồn ảnh: India Navy
Hiện nay, hai nước đang có nhiều chương trình hợp tác liên quan tới hải quân như đào tạo thủy thủ tàu ngầm, huấn luyện phi công và đóng tàu... Nguồn ảnh: India Navy
Theo báo Hải quân, khoa mục chủ yếu của cuộc diễn tập ngoài vịnh Cam Ranh là về vận động đội hình, trao đổi thông tin liên lạc và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh, tàu chiến Việt Nam đang tham gia diễn tập. Nguồn ảnh: India Navy
Cận cảnh tàu khu trục INS Kolkata (D63) trên mặt nước vịnh Cam Ranh. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Ấn Độ hiện nay. Con tàu do chính Ấn Độ chế tạo từ năm 2003, chính thức biên chế tháng 8/2014 tại quân cảng Mumbai. Nguồn ảnh: India Navy
Nó có lượng giãn nước lên tới 7.500 tấn, dài 163m, dự trữ hành trình 15.000km, tốc độ hành trình 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn 250 người. Nguồn ảnh: Defpost
Tàu được trang bị hệ thống cảm biến tiên tiến của Israel và Pháp cũng như một phần của Ấn Độ. Điển hình là đài radar mạng pha EL/M-2248 MF-STAR có tầm trinh sát phát hiện máy bay ở cự ly 250km, tên lửa hành trình đến 25km, tàu hộ vệ nhỏ tới 250km và tàu hộ vệ lớn đến 450km. Hiệu suất của đài EL/M-2248 được đánh giá tương đương với radar AN/SPY-1 của hệ thống AEGIS. Nguồn ảnh: Thread Reader
Về vũ khí, tàu được trang bị 32 tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 (từ 500m tới 90km); 16 tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos (tầm phóng 300km); ngư lôi 324mm; bệ phóng bom chống ngầm và các loại pháo hạm.Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phía Việt Nam, tham gia cuộc diễn tập với Ấn Độ, chúng ta cũng điều động các tàu chiến tên lửa hiện đại nhất gồm tàu hộ vệ 016 Quang Trung và tàu tên lửa nhỏ 375. Trong ảnh, tàu 016 Quang Trung trong ngày thượng cờ chính thức biên chế, đây là một trong 4 tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam. Con tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn, dài hơn 100m, trang bị hệ thống vũ khí đa năng. Nguồn ảnh: Zing
So với cặp tàu Gepard 3.9 đầu tiên mang tên 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ, cặp tàu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung hiện đại hơn ở hệ thống vũ khí săn ngầm gồm hai bệ phóng ngư lôi 533mm bố trí dọc hai hông tàu. Nguồn ảnh: VTV8
Trong khi đó, tàu 375 là một trong 8 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Đề án 12418 do Nga thiết kế, nhưng được Nhà máy Ba Son chế tạo theo công nghệ chuyển giao (Ba Son chế tạo 6, còn 2 chiếc được mua từ trước). Tàu 375 có lượng giãn nước 500 tấn, trang bị nhiều loại hệ thống vũ khí tự động.
Nổi bật lên là hệ thống vũ khí chống hạm với 4 bệ phóng tổng cộng 16 tên lửa hành trình Uran-E. Mỗi quả có tầm bắn 130km, có thể đánh chìm chiến hạm cỡ 5.000 tấn. Nguồn ảnh: QPVN
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo