Quốc tế

"Cha đẻ" Su-57 tiết lộ siêu tiêm kích tàng hình Nga vượt trội F-22 và F-35 Mỹ như thế nào?

Mikhail Strelets, tổng công trình sư thiết kế Su-57 thuộc Tập đoàn Sukhoi đã tiết lộ những điểm vượt trội của siêu tiêm kích tàng hình này có thể hạ gục các đối thủ cứng cựa từ Mỹ.

Bất ngờ lớn khi oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider có khả năng không chiến như tiêm kích / Cựu sĩ quan Mỹ nhận xét về tiêm kích Su-57 và xe tăng T-14 Armata khiến Nga "chết lặng"?

Tiêm kích F-35 nhận được hàng trăm yêu cầu đặt mua từ khách hàng trên khắp thế giới, thế nhưng dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Mỹ này đã mất hàng thập kỷ để phát triển nhưng tới nay vẫn còn tồn tại hàng loạt lỗi kỹ thuật.

Cả 2 dòng chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ là F-22 và F-35, đều có những điểm chung về thiết kế do chúng được chế tạo để tập chung cho những nhiệm vụ chuyên biệt thay vì đa năng và linh hoạt.

Tổng công trình sư thiết kế tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ 5 (NATO định danh Felon) và cũng là người đứng đầu Văn phòng thiết kế Sukhoi, Mikhail Strelets chia sẻ như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí có sự phối hợp với Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga (UAC).

Vị tổng công trình sư siêu hạng này nhấn mạnh rằng tiêm kích F-22 được thiết kế chuyên sâu cho nhiệm vụ không chiến và khi quyết định hoán cải cho nó thêm khả năng tấn công những mục tiêu mặt đất, các kỹ sư Mỹ đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng.

Theo ông Strelets, họ không thể mở rộng khoang chứa tên lửa của F-22 và cũng không thể gia cố để nó có thể đủ sức chứa giúp tiêm kích tàng hình Mỹ có thể mang phóng được các loại tên lửa không đối đất uy lực.

Cha đẻ Su-57 tiết lộ siêu tiêm kích tàng hình Nga vượt trội F-22 và F-35 Mỹ như thế nào? - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình Su-57 (trái) do Nga chế tạo sẽ khiến F-22 và F-35 Mỹ ôm hận trong tương lai.

Tiêm kích F-35 của Mỹ cũng gặp vấn đề tương tự. Nó được thiết kế để tập trung cho khả năng tấn công mặt đất nhưng lại thiếu khả năng tăng tốc và khả năng thao diễn.

Điều này khiến F-35 gặp nhiều bất lợi khi buộc phải không chiến quần vòng, thậm chí là so với các chiến đấu cơ thế hệ 4 chứ đừng nói đến đối thủ "cứng cựa" Su-57 mới ra lò của Nga.

"Tiêm kích Su-57 ngay từ khi bắt đầu thiết kế đã được định hình là một dòng tiêm kích đang năng và hết sức linh hoạt. Khả năng thao diễn tốt không phải là yêu cầu cao nhất đối với các chiến đấu cơ do phương Tây chế tạo.

Họ chỉ tập trung vào các nhiệm vụ chiến đấu ở tầm xa thay vì đánh quần, đánh ở cự ly trực tiếp 'mặt đối mặt'. Chúng tôi thì khác, tập trung tối ưu hóa cho Su-57 cả 2 khả năng này", Tổng công trình sư Strelets cho biết.

Người đứng đầu văn phòng thiết kế Sukhoi cũng nhấn mạnh thêm rằng khả năng cơ động của Su-57 đã được các chỉ huy quân sự cấp cao của phương Tây thán phục như Trung tướng Không quân Mỹ Dave Deptula, người đã đánh giá cao "thiết kế khí động học hoàn hảo và khả năng điều khiển véc-tơ lực đẩy vượt trội của các động cơ".

 

Có tổng cộng 76 chiếc Su-57 đã được đặt hàng và dự kiến bàn giao cho Không quân Nga trước năm 2028. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có tất cả 13 chiếc được sản xuất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm