Mỹ can thiệp khiến Nga có nguy cơ mất hợp đồng bán Su-35 lớn nhất lịch sử
Báo chí Nga mới đây đã công bố việc nước này ký được hợp đồng xuất khẩu tiêm kích đa năng Su-35 với giá trị rất lớn cho Ai Cập, nhưng thương vụ trên có nguy cơ không thành khi Mỹ lại chen ngang.
Tàu dầu Iran đến Venezuela bất chấp cảnh báo của Mỹ / Mỹ công bố cạnh tranh với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực
Thương vụ trên đưa quốc gia Bắc Phi này trở thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc (không quân Trung Quốc có 24 chiếc Su-35SK).
Dự kiến chiếc Su-35 đầu tiên của Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, tiến độ thực hiện hợp đồng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.
Cần lưu ý thêm, một trong những lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 là do Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng họ đã ký kết hợp đồng với Nga trước đó.
Báo chí Nga nhận định, với vị trí của Ai Cập, rõ ràng tiêm kích Su-35 rất được không quân nước này quan tâm, chiến thắng của Su-35 trước F-35 chắc chắn sẽ trở thành lý do để ký thêm nhiều hợp đồng với các quốc gia khác.
"Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga ghi chú.
Tuy nhiên điều Nga lo ngại đã tới, khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng áp dụng lệnh trừng phạt chống lại Ai Cập do việc mua vũ khí Nga. Điều này đe dọa sẽ khiến Cairo cân nhắc lại hợp đồng tương tự như trường hợp Indonesia.
Trước đó, Indonesia dự kiến mới là khách hàng quốc tế thứ hai của Su-35, Jakarta đã ký hợp đồng đặt mua 11 chiếc, nhưng rồi phải hủy bỏ do áp lực từ Mỹ.
Quay lại trường hợp Ai Cập, quốc gia Bắc Phi này đang phụ thuộc vào vũ khí Mỹ nhiều hơn Nga, nếu bị áp đặt lệnh trừng phạt thì quả là một thảm họa đối với họ.
Để tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh "cây gậy" là Đạo luật CAATSA thì Mỹ cũng đã nhanh chóng đưa ra "củ cà rốt" nhằm khiến Ai Cập thay đổi quyết định.
Washington tuyên bố nước này sẵn sàng đàm phán bán chiến đấu cơ thế hệ năm F-35 Lightning II cho Cairo như một sự thay thế xứng đáng cho Su-35 của Nga.
Không chỉ có vậy, ngoài phiên bản F-35A cất hạ cánh thông thường thì Mỹ còn để ngỏ khả năng cung cấp cho Cairo biến thể F-35B có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Nhờ các tiêm kích F-35B, 2 tàu đổ bộ tấn công mang theo trực thăng lớp Mistral mà Ai Cập mua lại từ Pháp có thể biến thành tàu tàu sân bay với sức mạnh rất đáng nể.
Ngoài ra, biên đội tiêm kích F-35B còn tạo được sự đồng nhất với các trực thăng vũ trang AH-64D Longbow mà Ai Cập đã nhận từ Mỹ và triển khai trên tàu Mistral trước đó.
Rõ ràng diễn biến mới đang khiến Nga "giật mình", bởi nguy cơ Ai Cập từ bỏ hợp đồng mua Su-35 là rất lớn khi sức ép và lợi ích mà Mỹ mang lại cho Cairo là không thể bỏ qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Trang Avia-pro mới đây cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích đa năng Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu, với số lượng lên đến 26 chiếc, giá trị ước tính 3 tỷ USD.