Mỹ điều HIMARS đến Romania đe dọa Crimea
Mỹ nâng cấp xe tăng Abrams lên bản V4 để đối phó xe tăng thế hệ mới của Nga / Nga đưa MiG-31BM tới gần biên giới Mỹ
Theo Forbes, Quân đội Mỹ đã đưa Hệ thống tên lửa phóng loạt tầm xa HIMARS đến Romania thực hành diễn tập bắn đạn thật hồi tuần trước. Cuộc diễn tập đã tiêu diệt nhiều mục tiêu giả định.
Ngay khi kết thúc, lực lượng tên lửa Mỹ đã nhanh chóng đưa vũ khí này về căn cứ tại Đức. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài giờ.
Vị chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu cho biết, cuộc diễn tập đã cho thấy khả năng triển khai tấn công, thu hồi nhanh là thông điệp gửi đến Nga.
"HIMARS đến Romania sẽ là vũ khí có thể tung ra đòn đánh bất ngờ vào lực lượng Nga tại Crimea nếu xảy ra xung đột", chỉ huy Mỹ nói.
Hệ thống Iskander-M của Nga. |
Các cuộc diễn tập là cần thiết và nó sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong các hoạt động của quân đội Mỹ ở châu Âu bởi kể từ năm 2006, Lầu Năm Góc đã không thực hiện những cuộc diễn tập chớp nhoáng như vậy.
Thông điệp dùng HIMARS để đối phó Nga đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, khi dùng HIMARS để răn đe Nga tại Crimea, chắc hẳn Mỹ và đồng minh không quên những hệ thống Iskander-M khủng khiếp hơn nhiều đang hiện diện tại bán đảo này.
Hệ thống HIMARS là phiên bản sáu nòng nhẹ hơn, cơ động hơn của hệ thống tên lửa đa năng M270 của lục quân Mỹ. Nó có thể phóng rocket trong tầm bắn 70 km và tên lửa đạn đạo dẫn đường GPS gần 300km.
Trong khi đó, Iskander-M của Nga là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới hiện nay và nó có thể tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách gần 500km.
Ngoài Crimea, hiện nay lực lượng tên lửa Nga còn triển khai Iskander-M tại tại địa điểm được là yết hầu của châu Âu, đặc biệt là tại tỉnh Kaliningrad.
Không chỉ vậy, Nga còn không ngần ngại lộ kế hoạch sẽ đưa vũ khí này đến Bắc Cực nếu cảm thấy cần thiết. Kế hoạch này được chính Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói đến.
Cụ thể, nhiều chuyên gia Nga đã có bình luận về ý kiến của ông Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn của báo Thụy Điển "Dagens Nyheter" rằng, nếu Thụy Điển gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải tăng cường nhóm quân của mình ở phía Tây-Bắc.
"Trong trường hợp Thụy Điển gia nhập Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, Liên bang Nga sẽ buộc phải đáp lại bằng những biện pháp kỹ thuật-quân sự trên biên giới phía Bắc của đất nước mình", ông Sergei Lavrov nói.
Theo đánh giá của Trưởng Biên tập tạp chí "Quốc phòng", thành viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga Igor Korotchenko, các chủ thể cơ sở hạ tầng quân sự của Thụy Điển có thể hiệp lực với quân NATO ở châu Âu trong hành động chống lại Nga.
Do đó, Nga cần tăng cường sức mạnh cho nhóm Hải quân ở phía Tây-Bắc, cũng như đổi mới thành phần chiến đấu của Hạm đội Baltic, kết cấu vào đó các tàu nổi và tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình Kalibr.
Chuyên viên Korochenko cũng bày tỏ quan điểm cho rằng Nga có thể cần phải lập thêm một lữ đoàn tên lửa được trang bị tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M ở phía Bắc, cũng như triển khai trên địa bàn khu vực Kaliningrad những tổ hợp tên lửa bờ đối hạm Bastion-P.
Nếu việc triển khai được Nga hiện thực hóa, Iskander đã tạo nên một vòng cung khép chặt châu Âu. Và khi đó, dù Mỹ có triển khai HIMARS hay bất kỳ vũ khí tối tân nào đến Romania,họ sẽ phải suy nghĩ nhiều lần nếu muốn dùng chúngđối phóNga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo