Mỹ đổ tiền quyết định số phận F-35A của Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ thử thành công 'siêu tên lửa' có vận tốc gấp 17 lần vận tốc âm thanh / Mỹ tung bằng chứng Kalibr Nga kém xa về độ tin cậy so với Tomahawk
Theo Janes, Không quân Mỹ (USAF) quyết định mua lại 8 chiếc tiêm kích tàng hình F-35A do hãng Lockheed Martin chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ như một phần của hợp đồng sửa đổi trị giá 862 triệu USD.
Thỏa thuận này cũng có thêm 6 chiếc F-35A được chế tạo cho Không quân Mỹ và các sửa đổi cần thiết để các máy bay chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với cấu hình của Không quân Mỹ.
Mỹ thử nghiệm F-35 sản xuất cho. |
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng việc sửa đổi hợp đồng đã đáp ứng các quy định trong chính sách quốc phòng năm 2020 và chính sách chi tiêu.
Quyết định này đã xử lý được vấn đề 8 chiếc F-35A lẽ ra sẽ được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2022-2023, và nay các máy bay phản lực này sẽ được chuyển cho Không quân Mỹ khi chúng xuất xưởng.
Sáu chiếc F-35A khác là phần tăng thêm trong ngân sách quốc phòng của năm tài chính 2020 (FY2020). Hợp đồng sửa đổi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách FY20 để chi trả cho các chiến đấu cơ ngoài kế hoạch này.
Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà sản xuất Lockheed Martin đã hoàn tất một thỏa thuận, với giá của mỗi chiếc F-35 thuộc lô này là 77,9 triệu USD.
Ban đầu, Ankara có kế hoạch mua tới 100 chiếc F-35 và thực hiện nghi thức giao 2 chiếc đầu tiên vào tháng 6/2018. Hai máy bay này được chuyển đến căn cứ không quân Luke nằm ở Phoenix, Arizona, để huấn luyện phi công và phi hành đoàn Thổ Nhĩ Kỳ để bảo dưỡng và sử dụng máy bay.
Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương đóng băng và loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi thương vụ F-35 do Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Ngay sau quyết định của Mỹ, những phi công và nhân viên Thổ đã phải trở về nước vào tháng 8/2019.
Điều đặc biệt là trong khi không bán F-35 nhưng nhà sản xuất Mỹ vẫn phải mua linh kiện và vũ khí do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất phục vụ cho chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 này.
Hồi giữa tháng 7/2020, Thượng viện Mỹ ra tuyên bố cho biết, đồng ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia chương trình máy bay tàng hình F-35 bằng cách cung cấp linh kiện để hoàn thiện máy bay.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tham gia chương trình máy bay F-35 của Mỹ, bất chấp quyết định của Mỹ loại trừ Ankara ra khỏi chuỗi cung ứng do mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
"Việc loại Thổ khỏi chuỗi cung ứng được Quốc hội thông qua, được Tổng thống Trump ký kết đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả của việc mua hệ thống S-400 và công nghệ quốc phòng của Nga.
Nhưng thật không may, tín hiệu mạnh mẽ này đã bị hủy bỏ bởi sự chậm trễ và không dứt khoát trong việc loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng của phía Mỹ", tuyên bố có đoạn viết.
Theo giới chuyên gia, thông tin này không quá bất ngờ bởi nó được đưa ra gần như cùng thời điểm Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) thừa nhận, thiếu linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nghiêm trọng với cả chương trình F-35 hiện nay.
Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo