Mỹ loại biên số lượng lớn B-1B Lancer, dọn đường tiếp nhận B-21 Raider
Không quân Mỹ đã lên kế hoạch "cho nghỉ hưu" tới 17 máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer trong năm tài chính 2021.
Mỹ và Philippines giữ nguyên kế hoạch tập trận chung vào tháng 5 tới / Mỹ không kích Taliban: Mơ hồ thỏa thuận rút quân chưa tỏ
Năm 1980, dự án B-1 lại hồi sinh do nó được phát hiện có khả năng thực hiện các phi vụ oanh tạc xâm nhập chớp nhoáng ở độ cao thấp. Phiên bản B-1B bắt đầu phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1986.
Thông số kỹ thuật máy bay ném bom B-1B Lander: Kíp lái 4 người; chiều dài 44,5 m; sải cánh 24 m (cụp), 41,8 m (xòe); chiều cao 10,4 m; trọng lượng rỗng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, tải trọng vũ khí 56.700 kg.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 lực đẩy 64,9 kN (lên tới 136,92 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 1,25; tầm bay 11.999 km; trần bay 18.000 m.
Những chiếc B-1B đầu tiên phục vụ trong không quân Mỹ với vai trò máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, đến những năm 1990 nó được chuyển đổi sang máy bay ném bom thông thường.
B-1B trải qua thực chiến lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc, sau đó nó tiếp tục vai trò yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ và NATO ở chiến trường Afghanistan và Iraq.
Trong suốt quá trình hoạt động, B-1B Lancer gặp phải không ít chỉ trích giống như người tiền nhiệm F-111 ví dụ như hộp số lớn dùng để di chuyển cánh hay bị nứt.
Bên cạnh đó là vấn đề động cơ thường rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp còn rơi luôn ra khỏi máy bay, ngoài ra radar địa hình cho thông số sai lệch cũng như không tương thích với các loại vũ khí mới.
Tuy nhiên oanh tạc cơ siêu âm B-1B Lancer vẫn được không quân Mỹ tin dùng chủ yếu nhờ khả năng bay thấp tốc độ cao và ném bom có điều khiển rất chính xác.
Tuy nhiên tạp chí Scramble hôm 27/2 đã trích dẫn Dự toán ngân sách năm tài chính 2021 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết rằng 17 oanh tạc cơ B-1B Lancer sẽ được cho nghỉ hưu trong năm 2021.
Ấn phẩm hàng không Hà Lan cũng cho biết thêm rằng vào ngày 17/9/2019, Tư lệnh không quân Mỹ, tướng Goldfein nói rằng trong vài năm qua, lực lượng này đã sử dụng B-1B trong cấu hình tối ưu.
Kết quả của điều này là việc khung thân máy bay có dấu hiệu bị quá tải. Do đó phi đội Lancer đã được nhìn thấy các vấn đề cơ cấu quan trọng trong quá trình bảo trì. Ước tính mỗi chiếc B-1B trung bình thực hiện 9.701 giờ bay tính đến tháng 1/2020.
Việc loại biên số lượng lớn oanh tạc cơ siêu âm B-1B như vậy đã gây lo ngại rằng sức mạnh không quân Mỹ sẽ bị suy giảm do Nga gần đây đã khôi phục dây chuyền sản xuất Tu-160.
Tuy nhiên, tạp chí Military cho biết, khung thời gian nghỉ hưu được lên kế hoạch từ lâu của B-1B là một thành phần quan trọng để chuyển đổi sang B-21 Raider.
Mốc thời gian nghỉ hưu của B-1B Lancer cũng tương ứng với thời điểm chiếc B-21 Raider hoàn thiện để bước vào quá trình sản xuất hàng loạt, trong giai đoạn chuyển tiếp sự thiếu hụt B-1B Lander hoàn toàn có thể được bù đắp bởi B-2A Spirit.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Cột tin quảng cáo
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe của không quân Mỹ. Phiên bản B-1A được North American Rockwell nghiên cứu phát triển vào đầu những năm 1970, tuy nhiên việc sản xuất hàng loạt bị hủy bỏ và chỉ có 4 chiếc được chế tạo.