Quốc tế

Mỹ lý luận đỉnh cao: Tiền và kiếm thêm tiền

Ngoài “lý luận” đỉnh cao kiểu cáo buộc các đồng minh hưởng an ninh “miễn phí”, Mỹ còn nhiều quân bài khác để “kiếm tiền” không chỉ từ các đồng minh.

Mỹ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW / Mỹ nín lặng khi F-16 làm bia cho S-400

Mỹ muốn đồng minh “chân chính”

Từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Mỹ tăng cường đòi các đồng minh trong NATO gia tăng chi tiêu quốc phòng, thậm chí yêu cầu các đồng minh ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả “phí” bảo vệ.

Theo National Interest, Tổng thống Trump đã phát động một giai đoạn mới với nỗ lực đảm bảo các nước chia sẻ gánh nặng tài chính nhiều hơn với Mỹ. Ông yêu cầu Seoul phải tăng gấp 5 lần khoản thanh toán hàng năm để bù đắp cho chi phí quân đội Mỹ đóng tại quốc gia này - một khoản tăng sẽ nâng tổng số tiền lên tới 4,7 tỷ USD.

Sau đó, ông kêu gọi Tokyo tăng gấp 4 lần khoản thanh toán cho các lực lượng Mỹ được triển khai tại Nhật Bản từ 2 tỷ USD lên đến 8 tỷ USD. Hiện có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ áp dụng lập trường tương tự đối với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO vào đầu tháng 12 tới.

Mỹ muốn Hàn Quốc trả thêm "phí" cho lực lượng đồn trú

Mỹ muốn Hàn Quốc trả thêm "phí" cho lực lượng đồn trú

Theo tờ tạp chí Mỹ, yêu cầu của Tổng thống Trump là hợp lý dù quá chậm. National Interest dẫn chứng rằng trong lịch sử, các đế quốc thường không trợ cấp cho những nước phụ thuộc an ninh vào mình. Do đó, chính sách của Washington từ cuối những năm 1940 là một điều kỳ lạ ở khía cạnh đó.

Các nhà lãnh đạo Mỹ từ lâu đã phàn nàn về việc các nước đồng minh không biết “xấu hổ” khi để Mỹ trả tiền cho sự an toàn của họ, nhưng chưa bao giờ thực hiện các hành động thực chất để ngăn chặn chiến thuật tài chính này. Tuy nhiên, việc ông Trump tập trung vào chia sẻ gánh nặng tài chính được cho là bỏ lỡ một điểm rất cơ bản.

Theo đó, câu hỏi quan trọng nhất là liệu các cam kết quân sự hiện nay của Washington đối với các đồng minh cũng như các vấn đề an ninh có phục vụ tốt nhất cho lợi ích của người dân Mỹ hay không?

My ly luan dinh cao: Tienvakiem them tien
Tàu sân bay của Mỹ neo đậu tại Busan, Hàn Quốc

National Interest cho rằng, có nhiều điểm để nghi ngờ về sự khôn ngoan của việc có được một nhóm đồng minh nhỏ bé, dễ bị tổn thương và “vô dụng” về quân sự nằm trên vành đai của Nga khi Washington nhiều lần tiến hành mở rộng NATO.

Đối với khu vực Đông Á, câu hỏi được đặt ra là liệu có hợp lý khi Mỹ tiếp tục “che chở” cho Hàn Quốc - một quốc gia hiện có dân số gấp đôi và nền kinh tế lớn gấp 40-50 lần so với Triều Tiên? Hàn Quốc có cả sức mạnh tài chính và khả năng công nghệ để xây dựng bất cứ lực lượng quân sự nào cần thiết cho an ninh quốc phòng.

Những phản đối về việc rút sự hiện diện của quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc và loại bỏ hiệp ước an ninh ngày càng yếu đi và lỗi thời theo năm tháng. Nhưng vấn đề đáng chú ý là Bình Nhưỡng có thể đã đạt được khả năng tấn công nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.

My ly luan dinh cao: Tienvakiem them tien
Tổng thống Mỹ D. Trump trong chuyến thăm tới căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản hồi tháng 5/2019

Trong khi đó, trước sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, tạp chí Mỹ cho rằng việc duy trì quan hệ đồng mình với Nhật Bản là hết sức cần thiết. Tuy vậy, National Interest nhấn mạnh một số thay đổi quan trọng trong quan hệ an ninh là bắt buộc. Tokyo phải loại bỏ một cách rõ ràng giới hạn tự áp đặt chi tiêu không quá 1% GDP cho quốc phòng.

Các chuyên gia Mỹ khẳng định đã đến lúc Nhật Bản trở thành một cường quốc quân sự “bình thường” khi đang là một trong những nước có vai trò chính trị và ngoại giao lớn của Đông Á và là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Trong sự chuyển đổi đó, quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật phải trở thành một trong những quan hệ đồng minh “chân chính”, chứ không phải là giữa người bảo trợ và người phụ thuộc an ninh.

 

Thêm tiền, giảm trách nhiệm

Trong khi đưa ra những luận giải để yêu cầu chuyển đổi quan hệ đồng minh “chân chính” với Nhật Bản, National Interest cũng nêu đề xuất nhằm cắt giảm trách nhiệm của Washington, nhất là trước nguy cơ đụng độ với Trung Quốc. Vid dụ điển hình là tình huống liên quan tới quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Theo tạp chí Mỹ, cam kết an ninh của Washington đối với Tokyo không nên là một tấm séc trắng. Mối quan hệ quốc phòng tiếp tục với Nhật Bản không nên bao gồm việc ủng hộ Tokyo trong vấn đề quần đảo Senkaku, được National Interest mô tả là một chuỗi những tảng đá nhỏ, không có người ở trên Hoa Đông.

My ly luan dinh cao: Tienvakiem them tien
Tàu chiến Mỹ tập trận cùng tàu chiến Nhật Bản

Các nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật bao trùm cả Senkaku và theo National Interest, đó là sự diễn giải cực kỳ căng thẳng về ngôn ngữ của hiệp ước. Điều này được đánh giá giúp Nhật Bản ngăn chặn khả năng về một nỗ lực “bá quyền” của Trung Quốc ở Đông Á dù có nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung.

Nhưng tạp chí Mỹ cho rằng đó không phải là một cam kết thông minh, nhấn mạnh việc tiếp tục mối quan hệ an ninh song phương sẽ phụ thuộc vào việc loại bỏ bất kỳ cam kết nào của Mỹ để ủng hộ yêu sách của Nhật Bản đối với Senkaku.

 

National Interest cũng phản bác những lập luận cho rằng việc ông Trump tập trung vào chia sẻ gánh nặng tài chính lớn hơn sẽ làm sao lãng các vấn đề quan trọng, có khả năng trở thành chất xúc tác cho việc xem xét lại các nghĩa vụ liên minh của Mỹ cũng như những lo ngại rằng việc Washington đột ngột đòi hỏi tài chính có thể khiến Hàn Quốc, Nhật Bản và các đồng minh khác lo lắng về một “cuộc thoái lui” của Mỹ và xem xét lại mối quan hệ an ninh của họ với Mỹ.

Theo tạp chí Mỹ, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc nhận được lợi ích đáng kể từ sự bảo vệ an ninh của Mỹ. Nếu các nước này “không đi theo hướng” nhu cầu tài chính của Mỹ thì các nhà lãnh đạo Mỹ cần tiến hành đánh giá lại toàn diện các cam kết an ninh của Washington, dù việc đánh giá này là quá chậm.

My ly luan dinh cao: Tienvakiem them tien
Mỹ ép đồng minh mua F-35 với giá "cắt cổ"?

Bên cạnh khả năng “lý luận” đỉnh cao kiểu cáo buộc các nước đồng minh đang được đảm bảo an ninh “miễn phí”, Mỹ còn nhiều quân bài khác để “kiếm tiền” không chỉ từ các đồng minh. Một trong những “mánh” quan trọng là thường xuyên nhấn mạnh vào các mối đe dọa và một môi trường an ninh đầy rủi ro hoặc tự mình tạo ra môi trường như vậy. Điều này vừa giúp gia tăng vai trò “chiếc ô” an ninh của Mỹ, vừa giúp các nhà sản xuất vũ khí Mỹ bán được nhiều hàng hơn.

Theo số liệu thống kê, kể từ năm 2002, một năm sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố quy mô toàn cầu, tới năm 2016, Washington đã bán được số vũ khí trị giá tới 197 tỷ USD cho 167 quốc gia trên thế giới.

Bản thân Tổng thống Trump ngay sau khi lên nắm quyền cũng đã thúc đẩy các thương vụ bán vũ khí, trong đó điển hình là thỏa thuận trị giá 110 tỷ USD với Saudi Arabia vào năm 2017. Cũng trong năm đầu cầm quyền của ông Trump, Mỹ đã thúc đẩy 157 thương vụ bán vũ khí trị giá 84 tỷ USD cho 42 quốc gia.

 

Trong danh sách 25 khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Mỹ (giai đoạn 2008-2018), tất cả đều nằm ở các khu vực “nóng” có sự can dự của Mỹ như ở Trung Đông với Saudi Arabia (vị trí số 1), UAE (3), Iraq (5), Thổ Nhĩ Kỳ (8), Israel (12), Ai Cập (13), Qatar (14), Afghanistan (16), Kuwait (22)...; Đông Á với Hàn Quốc (4), Nhật Bản (6), Đài Loan (10)...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm