Quốc tế

Mỹ nín lặng khi F-16 làm bia cho S-400

Điều đáng nói, hai ngày trôi qua sau tuyên bố sử dụng F-16 và F-4E thử nghiệm S-400 của Ankara, Mỹ vẫn “án binh bất động”.

Hy Lạp muốn mua S-400 để kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ / Ấn Độ xem xét lại hợp đồng mua S-400 trước sức ép từ Mỹ?

Người Mỹ nín lặng

Hãng thông tấn RIA dẫn lời người đứng đầu tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev, cho biết Moscow lên kế hoạch ký một hợp đồng mới với Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong nửa đầu năm 2020.

Ông Mikheev nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng trong nửa đầu năm 2020, chúng tôi sẽ ký những văn kiện hợp đồng".

Điều đáng nói tuyên bố của phía Nga được đưa ra ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sử dụng các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất bay qua thủ đô Ankara để kiểm tra các tổ hợp phòng thủ tên lửa S-400 mua của Nga.

Hôm 24/11, giới chức địa phương thông báo các máy bay F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều máy bay khác (F-4E) sẽ thực hiện các chuyến bay tầm cao và tầm thấp trên bầu trời Ankara vào ngày 25 và 26/11 để kiểm tra một dự án phòng không.

Kênh CNN tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều hãng truyền thông nêu rõ rằng các chuyến bay này là để kiểm tra hệ thống S-400.

Máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ sản xuất

Máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ sản xuất

Điều đáng nói, hai ngày trôi qua sau tuyên bố sử dụng F-16 và F-4E thử nghiệm S-400 của Ankara, Mỹ vẫn “án binh bất động” và không đưa ra bất kỳ phản ứng chính thức nào dù trước đó tìm mọi cách gây sức ép, từ lôi kéo cho tới dọa nạt trừng phạt.

Hôm 21/11,Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ cần phải từ bỏ hệ thống tên lửa S-400 mua của Nga để giải quyết bế tắc với Mỹ.

Quan chức trên khẳng định "có cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ trở lại bàn đàm phán", nhưng nhấn mạnh để thực hiện việc này Ankara "cần trả lại hoặc phá hủy hệ thống tên lửa S-400, hoặc bằng cách nào đó từ bỏ hệ thống này".

Quan chức ngoại giao Mỹ cảnh báo vẫn có khả năng Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ theo Luật chống kẻ thù của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt (CAATSA).

Mỹ đã nhiều lần phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga với lý do hệ thống tên lửa này không tương thích với các hệ thống phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và việc Ankara mua hệ thống tên lửa này đe dọa khả năng phòng thủ của liên minh.

Tháng 7 vừa qua, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình hợp tác phát triển của NATO về máy bay tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất.

My nin lang khi F-16 lam bia cho S-400
Hình ảnh Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng F-16 và F-4E thử nghiệm S-400 được đăng tải

Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã có chuyến thăm tới Mỹ và hội đàm với người đồng cấp Donald Trump. Mặc dù Tổng thống Trump mô tả cuộc gặp song phương là “tuyệt vời”. Tại cuộc gặp, Tổng thống Trump đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400, đổi lại, Mỹ sẵn sàng bán hệ thống tên lửa Patriot cho Ankara.

Tuy nhiên, trên chuyến bay trở về Ankara, Tổng thống Erdogan cho biết ông đã thông báo với người đồng cấp Mỹ rằng Ankara không đồng ý loại khỏi biên chế các hệ thống S-400, đồng thời khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Ankara và Moscow.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các máy bay Mỹ để thử nghiệm S-400 đã cho thấy quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh trong NATO dường như căng thẳng hơn, đồng thời đánh thẳng vào uy tín của Mỹ cũng như gây ra không ít lo ngại cho hàng loạt quốc gia phương Tây sở hữu các loại máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất như F-16 và F-4E.

Nga khoét sâu nỗi đau Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD từ năm 2017. Lô hàng đầu tiên đã được giao hồi tháng 7 vừa qua. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết Ankara sẽ triển khai S-400 từ mùa Xuân 2020 sau khi hệ thống được lắp đặt hoàn chỉnh và quá trình đào tạo nhân sự hoàn tất.

 

Theo giới phân tích Nga,có nhiều lý do khiến Mỹ lo lắng trước việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400. Lý do đầu tiên mang tính tâm lý khi một đồng minh lại lựa chọn vũ khí của đối thủ lớn nhất.

Điều này giống như một “phát tát” đối với Washington trên nhiều khía cạnh, như nghi ngờ về chất lượng của các mẫu vũ khí tương tự do Mỹ sản xuất hoặc tầm ảnh hưởng suy giảm của Mỹ.

Thậm chí, người Nga cho rằng với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở nên “khó bảo” hơn vì có đủ sức chống lại chính các máy bay tấn công tối tân của Mỹ.

My nin lang khi F-16 lam bia cho S-400
S-400 của Nga đánh thủng cả uy tín lẫn sức mạnh Mỹ?

Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga Sergey Sudakov cho rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của Mỹ chính là việc Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu F-35 với tư cách thành viên NATO, đồng thời mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga được thiết kế để chiến đấu chống lại các máy bay này.

Ông Sudakov nói: "Mỹ gọi máy bay ném bom và tấn công F-35 là một trong những loại vũ khí tinh vi nhất có khả năng phá hủy các hệ thống phòng không S-300 và S-400. Tuy nhiên, nhìn chung, chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này.

 

Với các tổ hợp của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra một hệ thống độc đáo có khả năng chống lại các đổi mới được đưa vào F-35. Điều này có nghĩa là trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, các máy bay Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn".

Ông Sudakov nói thêm rằng mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO từ năm 1953 nhưng quốc gia này vẫn chưa hòa nhập với thế giới phương Tây. Theo ông, với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra chiến lược an ninh quốc gia cho nhiều thập kỷ tới.

Ông nói: “Washington nhận thức rõ rằng họ không thể gây áp lực đối với một quốc gia sở hữu các hệ thống phòng không này. Trong những trường hợp như vậy, Mỹ thường sử dụng một chiến lược rất đơn giản: Nếu bạn không đồng ý, chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực".

My nin lang khi F-16 lam bia cho S-400
Ngay cả F-22 và F-35 cũng không phải đối thủ của S-400?

Sử dụng “ngôn ngữ trừng phạt” và “đe dọa” không thể ngăn người Thổ mua S-400, đã có lúc Mỹ sử dụng chiến thuật phao tin giả nhằm làm nản lòng người Nga. Theo cách này, các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin rằng dường như Ankara đã đề nghị Lầu Năm Góc nghiên cứu hệ thống phòng không S-400.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin này và đảm bảo rằng họ sẽ không cho phép các đại diện của Washington đến gần các tổ hợp phòng không Nga.

 

Còn các chuyên gia Nga cũng lật tẩy “mánh khóe” của Mỹ là nhằm phá hoại thương vụ S-400. Phi công quân sự danh dự Vladimir Popov của Nga trong cuộc trả lời phỏng vấn Sputnik nhận định:

"Mỹ có thể nói dối. Các hệ thống S-300 và S-400 thu hút sự quan tâm lớn trên toàn thế giới.

Các chuyên gia Mỹ chắc cũng muốn nhận hệ thống này thông qua một nước thành viên NATO để nghiên cứu. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu rất khác so với những hệ thống mà quân đội Nga đang sử dụng".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm