Mỹ phải từ bỏ pháo điện từ và thay thế bằng tên lửa cho khu trục Zumwalt
Mỹ đưa kho Tomahawk đến Biển Đen khi Nga tập trận / Mỹ đem tên lửa mới ra dọa S-500 Nga
Trong đề xuất ngân sách năm tài khóa 2022, Bộ Hải quân Mỹ đưa ra yêu cầu cấp kinh phí để đưa tên lửa siêu vượt âm thuộc chương trình Vũ khí Tấn công Thông thường (CPS) lên ba khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt. Việc trang bị tên lửa siêu vượt âm cho chiến hạm lớp Zumwalt cho phép các tàu khu trục tàng hình này có khả năng "tấn công tầm xa và linh hoạt" nhằm "tận dụng khả năng tàng hình để thực hiện các đòn tấn công chính xác và giảm nguy cơ bị phản công", tài liệu ngân sách được công bố hôm 9/6 cho biết.
Để làm được việc đó, hải quân Mỹ đề xuất cải tiến các chiến hạm lớp Zumwalt để lắp hệ thống phóng lạnh có thể mang tới 12 tên lửa CPS trên mỗi tàu. Yêu cầu ngân sách lắp tên lửa siêu vượt âm lên khu trục hạm lớp Zumwalt nằm trong gói ngân sách trị giá 211,7 tỷ USD cho năm tài khóa 2022 của hải quân Mỹ, nhằm thay đổi cách chiến hạm tàng hình tác chiến trong xung đột tương lai.
Khu trục tàng hình hàng đầu của Mỹ |
Hải quân Mỹ ban đầu định sử dụng khu trục hạm lớp Zumwalt để tấn công các mục tiêu ven biển bằng hai pháo điện từ 155 mm mang tên Hệ thống Pháo tiên tiến (AGS). Đây là loại pháo lớn nhất được Mỹ chế tạo và trang bị cho chiến hạm từ sau Thế chiến II, có thể bắn 10 phát đạn mỗi phút nhằm vào mục tiêu cách vị trí khai hỏa hơn 150 km. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã phải cắt giảm số khu trục hạm lớp Zumwalt từ 30 chiếc như dự tính xuống còn ba chiếc, mặt khác pháo điện từ cho tới nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm vấn đề kỹ thuật, ngoài ra do chi phí đạn pháo AGS quá cao, thành ra đắt hơn cả khi trang bị bằng đạn tên lửa.
Khu trục tàng hình USS Zumwalt đang phóng tên lửa |
CPS là chương trình vũ khí siêu vượt âm do lục quân và hải quân Mỹ hợp tác phát triển và thử nghiệm thành công hồi tháng 3/2020, sử dụng Phương tiện lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) nhằm nâng cao năng lực vũ khí thông thường của Mỹ với "tầm bắn xa hơn, thời gian bay thấp hơn và khả năng sống sót cao hơn trước hệ thống phòng thủ của đối phương".
C-HGB được phóng bằng tên lửa đẩy thông thường, sau đó tách ra và lao tới mục tiêu với tốc độ Mach 5, nhanh hơn âm thanh 5 lần, đồng thời duy trì khả năng cơ động cao để thay đổi đường bay. Các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hiện tại được cho là chưa thể đánh chặn các loại vũ khí siêu vượt âm.
Khu trục tàng hình USS Zumwalt |
Với thiết kế mới, khả năng điện tử đỉnh cao cùng kho vũ khí khủng khiếp, khu trục hạm lớp Zumwalt được mệnh danh là chiến hạm đến từ tương lai. Cũng giống như F-35, chiến hạm này từng bị nghi ngờ, bị vô số lỗi trong quá trình hoàn thiện, tuy nhiên tới nay chúng đã cơ bản khắc phục xong và hải quân Mỹ chuẩn chính thức biên chế chiếc thứ hai.
Ngay từ lúc đặt nền móng thiết kế cho tới khi đi vào chính thức hoạt động trong biên chế hải quân Mỹ, tàu khu trục lớp Zumwalt được coi là kho vũ khí phi hạt nhân đáng sợ trên biển mạnh mẽ nhất hiện nay.
Với 80 tên lửa trực chiến, chúng đánh dấu là khu trục hạm có số tên lửa trực chiến nhiều nhất trên thế giới. Nhờ trang bị 20 hệ thống phóng tên lửa mới nhất MK57 với 80 ống phóng chứa tên lửa, tàu khu trục lớp Zumwalt có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.
Khu trục tàng hình USS Zumwalt |
Tàu cũng được trang bị hệ thống điện tử tối tân nhất của Mỹ với các radar công suất lớn để dò tìm, phát hiện và dẫn đường cho hệ thống vũ khí tiêu diệt mục tiêu. Chiến hạm USS Zumwalt còn có thể tiêu diệt các mục tiêu bằng sức công phá của cả động năng lẫn thuốc nổ.
Zumwalt cũng đánh dấu là chiến hạm đầu tiên trang bị trực thăng tấn công và thám sát không người lái MQ-8, ngoài ra chúng cũng trang bị trực thăng săn ngầm thông thường SH-60 Seahawk. Với một thiết kế không thể hiện đại hơn, độ tự động hóa của con tàu cực cao khi mà chỉ còn 140 thủy thủ, chỉ bằng 1/3 so với các tàu chiến có cùng kích cỡ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo