Mỹ đem tên lửa mới ra dọa S-500 Nga
Chiến hạm lớp Bora của Nga sở hữu kho vũ khí khổng lồ / NATO ‘giật mình’ khi Nga điều động hàng loạt ‘Dao găm’ tới biên giới phía Tây
Xin giới thiệu tiếp một bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Mỹ- Nga với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên báo “Svobodnaia Pressa”ngày 21/3/2021:
Model C-HGB (Ảnh: lockheedmartin.com./Lockheed Martin) |
Mói đây, một nguồn tin của Hãng Thông tấn Nga RIA Novosti đang làm việc trong tổ hợp Công nghiệp- Quốc phòng (Nga) đã khẳng định rằng hệ thống tên lửa phòng không S-500 “Prometheus” triển vọng của Nga có khả năng đánh chặn khối tác chiến siêu thanh triển vọng của tổ hợp tên lửa LRHW (Long-Range Hypersonic Weapon- Vũ khí siêu thanh tầm xa) đang được thiết kế của Mỹ với xác suất thành công rất cao.
Và như vậy, nguồn tin trên của RIA “Novosti” đã bác bỏ những luận điểm được đưa ra trong một bài báo đăng trên tạp chí “Popular Mechanic” của Mỹ khẳng định rằng Quân đội Mỹ sẽ có thể “thoải mái” sử dụng các tổ hợp LRHW để tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Nga nằm trong bán kính lên tới 2.700 km.
Tạp chí Mỹ trên cũng đã cho biết về tốc độ của khối tác chiến Mỹ– nó vượt quá 17 lần tốc độ âm thanh.
Và vậy, tổ hợp LRHW là gì. Nói chính xác hơn - những gì mà chúng ta có thể biết về nó.
Lầu Năm Góc công khai hóa dự án LRHW vào năm 2018. Năm 2019, chính thức triển khai công tác nghiên cứu- thiết kế với sự tham gia của 8 công ty và tổ chức.
Nổi tiếng nhất trong số đó là “Lockheed Martin” (tổng thầu), Dynetics Technical Solutions (DTS- Các giải pháp Kỹ thuật Động lực học), Cục các dự án Siêu thanh Lục quân, các Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia của Bộ Năng lượng, Cơ quan Phòng thủ chống Tên lửa Hoa Kỳ.
Một buổi giới thiệu công khai về dự án đã được tổ chức vào năm ngoái (2020). Mùa xuân năm nay, đã công bố một số dữ liệu về tính năng kỹ- chiến thuật. Các chuyến bay thử nghiệm tên lửa sẽ được tiến hành ngay trong năm nay (2021).
Thời gian bàn giao cho các đơn vị tác chiến của Lục quân dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2023. Sau đó, sẽ có thêm các biến thể trang bị cho Hải quân và Không quân.
Các tên lửa AUR (All-Up-Round) có đường kính 890 ly đặt trong container vận chuyển- phóng dài 10 mét, chúng mang các khối tác chiến C-HGB (Common Hypersonic Glide Body) và được đặt thành từng cặp trên bệ phóng tương tự như bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot”.
Một đại đội LRHW sẽ có bốn bệ phóng hai container mỗi bệ và một xe điều khiển hỏa lực.
Tên lửa mang khối tác chiến C-HGB tăng tốc lên tốc độ siêu thanh (M>5). Khi đó C-HGB sẽ tách khỏi tên lửa và nó tự bay, không cần động cơ.
Cự ly bay của khối tác chiến C-HGB sau khi tách khỏi tên lửa cụ thể là bao nhiêu,- đó là thông tin mật, không được tiết lộ.
Cả cự ly bay của tên lửa AUR cũng vậy. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tầm bay của tên lửa có khả năng nằm trong khoảng 3.000-4.000 km. Như vậy có nghĩa là nhiều gấp đôi so với “Pershing-2”.
Thêm nữa, khối tác chiến bay có khả năng cơ động (liên tục thay đổi độ cao bay và hướng bay). Khả năng "cơ động yếu" hay khả năng "cơ động cao" – các tướng lĩnh Mỹ im lặng về chủ đề này.
Nhưng về việc tốc độ của “người Mỹ” thấp hơn rất đáng kể so với người Nga (“Avangard”) (17-22 M), có thể được khẳng định qua hai yếu tố sau.
Thứ nhất, một tên lửa tầm trung (và AUR chính xác là tên lửa tầm trung) có tốc độ chắc chắn thấp hơn tốc độ một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa- như tên lửa mang khối tác chiến “Avangard” của Nga.
Thứ hai, trên ảnh, glider C-HGB làm chúng ta nhớ lại rất sâu đến "người bạn cũ" của mình – tức tên lửa tầm trung Mỹ “Pershing-2” (tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất từng được bố rí ở Châu Âu trước khi Liên Xô và Mỹ ký INF-ND).
Nói chính xác hơn - đầu đạn của “Persing-2”, vì nó cũng là khối tác chiến cơ động. Tuy nhiên, sau khi tách khỏi tên lửa, nó (khối tác chiến của “Persing-2”) nhanh chóng mất tốc độ, nó không còn khối tác chiến tốc độ siêu thanh (siêu vượt âm- ngắn gọn –M>5) nữa, mà chỉ là có tốc độ siêu âm, nghĩa là <5 M.
Dự án LRHW không phải bắt đầu từ con số không, nó là sự tiếp nối của một chương trình của các Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, - những phòng thử nghiệm này trong những năm 2000 đã triển khai thiết kế cho Lục quân Mỹ khối tác chiến siêu thanh thử ngiệm Advanced Hypersonic Weapon (AHW).
Khối này đã được thử nghiệm.
Năm 2011, nó bay được 3.700 km - từ quần đảo Hawaii đến Quần đảo Marshall. Tốc độ đạt được là 8 M. Năm tiếp theo đó, các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Alaska, nhưng đều không thành công. Viên sỹ quan chỉ huy cuộc thử nghiệm phải ra lệnh tự hủy cho AHW do lỗi hệ thống.
Trên thực tế, hệ thống phòng không S-500 Nga là hai “tiểu hệ thống”. Mỗi “tiểu hệ thống” có radar phát hiện và dẫn đường riêng, có hệ thống điều khiển hỏa lực và các tên lửa chống tên lửa (tên lửa đánh chặn) riêng.
Một "tiểu hệ thống" S-500 được thiết kế để chuyên đánh chặn các mục tiêu khí động học.
Hệ thống thứ hai- đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo, - chính hệ thống này sẽ có trách nhiệm đánh chặn tàu lượn (khối tác chiến) siêu thanh của Mỹ. Và có thừa đủ tất cả các khả năng để làm việc đó.
Radar của “tiều hệ thống” đạn đạo phát hiện ICBM và tên lửa tầm trung có quỹ đạo bay cao ở cự ly 2.000 km, còn các khối tác chiến tách ra khỏi chúng, kiểu như C-HGB như vừa nói, ở cự ly 1.300 km. Chính vì vậy, tổ hợp có đủ thời gian để chuẩn bị đánh trả đòn tấn công.
Và có các tên lửa đánh chặn cần thiết - 77N6-N và 77N6-N1 (tiếng Nga- 77Н6-Н và77Н6-Н1) được thiết kế riêng cho S-500. Những tính năng kỹ- chiến thuật của chúng được giữ bí mật.
Nhưng được biết rằng một trong hai kiểu tên lửa này được quy chuẩn với tên lửa đánh chặn của hệ thống chống tên lửa bảo vệ Mátxcơva và khu công nghiệp Trung tâm A-235 “Nudol” là tên lửa 53T6M.
Với tầm bắn 100 km, nó được thiết kế để đánh chặn tầm gần. Nó có những khả năng động lực học độc đáo và tính năng tốc độ tuyệt vời. Lực quá tải dọc cho phép của nó - 210 g, quá tải ngang - 90 g, và đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối đối với kỹ thuật tên lửa. Nó đánh chặn được các mục tiêu có tốc độ 7 km / s, hay 21 M.
Nếu tính rằng vào những năm 2000, khi khối tác chiến siêu thanh của Mỹ, tức nguyên mẫu của C-HGB, đang được thiết kế- chế tạo, các công trình sư Mỹ khi đó tuân theo tinh thần học thuyết “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu”.
Có nghĩa là ưu tiên hàng đầu là tốc độ, chứ không phải là khả năng chọc thủng hệ thống phòng không đối phương.
Thành thử, nếu C-HGB có khả năng cơ động, thì nó cũng cơ động “không được nhiệt tình”. Vì vậy, nó hoàn toàn “vừa răng” đối với tên lửa chống tên lửa của S-500 với những tính năng tốc độ và động lực học độc đáo như đã nói ở trên.
Nhưng tất nhiên, bất kỳ một lần đánh chặn nào cũng đều có xác suất thành công nhất định.
Nhưng xác suất đó là bao nhiêu trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán, vì khối tác chiến bay C-HGB còn chưa tồn tại trong tự nhiên. Và S-500 vẫn chưa qua hết toàn bộ quy trình các cuộc thử nghiệm cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo