Quốc tế

Mỹ quyết “làm ngơ” trước những lỗi nghiêm trọng của F-35

Theo RIA, mới đây các chuyên gia quân sự của Mỹ đã phát hiện một “lỗ hổng” khác trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II.

Mỹ vội rút F-35 khỏi Trung Đông khi radar Container của Nga đi vào hoạt động? / Đến năm 2024, F-35 sẽ chiếm lợi thế trước Su-57

Hai “thế lực bầu trời” Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ đều có những thế mạnh riêng, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng Su-57 có phần nhỉnh hơn F-35 ở một vài thông số về mặt lý thuyết.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, chiếc máy bay tiên tiến nhất của Mỹ không thể bay với tốc độ siêu thanh. Do nguy cơ bị phá hủy trên không trung, dễ bị tổn thương khi đối đầu với máy bay địch và hiệu quả chiến đấu thấp.

Lầu Năm Góc hiện vẫn chưa áp dụng các biện pháp quyết liệt giới hạn việc tăng tốc độ cho F-35. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Không quân Mỹ, với số lượng khoảng 500 máy bay. Chi tiết và phân tích tình thế sẽ nằm trong tài liệu của RIA dưới đây.

Mỹ quyết “làm ngơ” trước những lỗi nghiêm trọng của F-35
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ

“Tính ưu việt”

Mặc dù vấn đề này chỉ được công nhận chính thức mới đây, tuy nhiên nó đã được biết đến từ năm 2019: phiên bản máy bay F-35B (cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (phiên bản hoạt động trên tàu sân bay) không thể bay ổn định ở chế độ siêu thanh. Các chuyên gia dự đoán rằng sự quá tải phát sinh khi tăng tốc vượt ra ngoài phạm vi cho phép, có thể phá hủy thân vỏ ngoài, mà còn phá hủy các ăng-ten nằm ở phía sau máy bay chiến đấu cũng như các bộ phận khác của khung máy bay.

Lầu năm góc đã khép lại vấn đề nhạy cảm này bằng một ghi chú không có kế hoạch điều chỉnh. Không có gì đáng ngạc nhiên: trong điều kiện sản xuất hàng loạt, việc loại bỏ một thiếu sót nghiêm trọng như vậy sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư tài chính lớn trong việc phát triển và thử nghiệm vật liệu ốp bên ngoài thân vỏ mới, và có thể cả toàn bộ khung sườn máy bay. Đó là trong điều kiện đã đi vào sản xuất hàng loạt.

Các tướng lĩnh quân đội Mỹ sau khi tính toán chi phí, đã thay đổi chiến thuật sử dụng loại máy bay này, giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao đến mức tối thiểu. Trên thực tế, điều này có nghĩa máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Mỹ đã mất đi một trong những lợi thế chính là khả năng đánh chặn siêu thanh các mục tiêu trên không.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đảm bảo rằng chế độ bay siêu âm không quá quan trọng với F-35. Brian Clark, một phi công về hưu, nhà phân tích từ Viện nghiên cứu chiến lược Hudson tin rằng, việc giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao, ngược lại, sẽ trở thành một lợi thế chiến thuật.

 

Theo ông Clark, khi bay quá nhanh máy bay mất đi khả năng tàng hình và có thể bị nhìn thấy trên radar của kẻ thù. Ngoài ra, khi giảm tốc độ F-35 giữ được khả năng tiêu diệt đối thủ trước khi bị phát hiện. Đồng thời, trong điều kiện giới hạn tốc độ, phạm vi bay sẽ tăng đáng kể điều này làm nhiên liệu tiêu thụ tiết kiệm hơn.

Cũng theo các chuyên gia từ Defense News, việc hạn chế tốc độ gây ra mối nguy hiểm chết người cho các phi công F-35 trong cận chiến.

Đối với phiên bản F-35 hoạt động trên tàu sân bay, vấn đề khó khăn hơn do thực tế là trong điều kiện chuyến bay dài, sẽ không thể sửa chữa hư hỏng của khung sườn sau khi bay siêu thanh. Máy bay sẽ bị buộc đứng yên trong hầm chứa cho đến khi tàu sân bay trở về căn cứ. Trong trường hợp này, sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của toàn bộ nhóm tấn công tàu sân bay.

Mỹ quyết “làm ngơ” trước những lỗi nghiêm trọng của F-35
Máy bay ném bom chiến đấu thế hệ thứ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II. Ảnh: AP

“Chiến thuật át chủ bài”

Phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov giải thích, khả năng duy trì chuyến bay ổn định ở tốc độ siêu thanh là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của máy bay chiến đấu hiện đại. Không có điều này, việc đánh chặn hiệu quả các mục tiêu trên không chỉ đơn giản là không thể. Ngoài ra, ông Popov cho biết thêm, bay siêu thanh cho phép phi công nhanh chóng vượt qua vùng hoạt động của phòng không đối phương và trong một thời gian ngắn đi sẽ tiến sâu vào khu vực hậu phương của kẻ thù để trinh sát.

 

“Nếu trong trận không chiến, toàn bộ cơ số đạn dược được sử dụng hết thì giá trị của máy bay như một phương tiện chiến đấu chỉ là con số không. Trong trường hợp này, nhiệm vụ chính của phi công là rời khỏi khu vực chiến đấu, thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù và hạ cánh an toàn tại sân bay. Nếu bay ở chế độ siêu thanh việc đó sẽ dễ dàng hơn nhiều”, ông Popov nói.

Chuyên gia không loại trừ khả năng người Mỹ đã mắc sai lầm lớn khi thiết kế F-35, cố gắng làm cho máy bay đơn giản, hiệu quả hơn so với F-22 Raptor phức tạp và nặng nề. Vì lợi ích tàng hình và giảm trọng lượng, các nhà thiết kế đã hy sinh sức mạnh. Có thể thời gian kiểm tra khả năng bền vững bị rút ngắn, do đó không phát hiện ra các khiếm khuyết tiềm ẩn. Kết quả là chiếc máy bay “thô” chưa hoàn thiện đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Và bên cạnh đó, không phải tất cả các chế độ đều hoạt động.

Ông Popov nhớ lại rằng F-22 Raptor trước đây là máy bay tấn công chủ lực của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, vận hành đắt tiền, khó bảo trì. Họ muốn tạo ra một chiếc máy bay hiệu quả hơn.

Theo ông Popov, các chuyên gia người Mỹ đưa ra ý tưởng về tổ hợp hàng không chiến đấu thế hệ thứ 5 đặt khả năng tàng hình lên hàng đầu, phạm vi hoạt động rộng về độ cao và tốc độ, khả năng bay siêu thanh mà không cần sử dụng đốt sau. Còn việc sử dụng vũ khí và khả năng cơ động xuống hàng thứ yếu. Trong khi ở Nga, ngược lại, đặt hỏa lực và khả năng cơ động lên đầu, trong khi tàng hình chỉ là thứ yếu.

Mỹ quyết “làm ngơ” trước những lỗi nghiêm trọng của F-35
Máy bay chiến đấu F-35C trên boong tàu sân bay Nimitz. Ảnh: Reuters

“Các sản phẩm thô”

 

Mặc dù có nhiều thiếu sót của F-35 nhưng người Mỹ đang tích cực bán nó cho các đồng minh của họ. Theo giáo sư Học viện Khoa học Quân sự, nhà chính trị học Sergei Sudakov, năm 2019 là năm quảng cáo đặc biệt lớn và tích cực của máy bay chiến đấu này với ngân sách khổng lồ.

“Tại Mỹ, họ đảm bảo rằng F-35 là máy bay hiện đại nhất, định vị đó là thế hệ thứ 5”, ông Sudakov nói. Trên thực tế, đây là một cỗ máy cực kỳ thô sơ, không hoàn chỉnh, không có gì để nói trong trường hợp này về bước đột phá trong ngành hàng không quân sự.

Tuy nhiên, bằng cách “tống tiền và đe dọa”, Mỹ buộc các đối tác phải mua F-35. Vài chục chiếc máy bay chiến đấu đã được “áp đặt” cho Ba Lan, họ vốn không hề mong muốn chúng.

Theo ông Sudakov, thực tế rằng một “truyền thuyết” của Lầu Năm Góc đã bị xua tan khi tin rằng F-35 sẽ trở thành sát thủ với hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga. Thật vậy, để có thể thoát khỏi tên lửa của S-400, một chiếc máy bay chiến đấu chắc chắn cần đến tốc độ siêu thanh.

Cũng theo chuyên gia này, đã đến lúc người Mỹ nên thu hồi tất cả F-35 khỏi thị trường. Nếu không, người ta nhận được sự giả mạo, bởi vì các đặc điểm được công bố không đáp ứng với yêu cầu thực tế.

 

“Nhưng tôi tin rằng Mỹ sẽ không làm điều này. Mỹ hiểu rõ việc thu hồi F-35 sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền đối với các loại vũ khí khác của Mỹ đã được bán ra”, ông Sudakov nhấn mạnh.

Ông Sudakov lưu ý rằng, trong tương lai gần Mỹ sẽ tăng cường “tống tiền” và gây áp lực lên các đồng minh buộc họ phải duy trì các hợp đồng hiện có.

F-35 được đưa vào trang bị năm 2015, muộn nhiều năm so với kế hoạch. F-35 được chờ đợi sẽ là máy bay chính của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong tương lai. Việc chế tạo máy bay tiêu tốn 1,4 nghìn tỉ USD, đây là máy bay quân sự đắt nhất trong lịch sử.

F-35 là máy bay chiến đấu siêu thanh, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay này có tốc độ gần 2.000 km/h, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng lazer với tầm hoạt động khoảng 2.100 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương. F-35 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh.

Trước đó, tháng 10/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định ký hợp đồng với Lockheed Martin mua lô máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ thứ 5 để phục vụ cho Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến.

 

Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ellen Lord, Lầu Năm Góc đã ra quyết định mua 478 máy bay dành cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Tại cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, bà Lord cho biết Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Lockheed Martin đã ký hợp đồng chế tạo 478 máy bay ném bom F-35 thế hệ thứ 5. Bà không tiết lộ dữ liệu về số lượng máy bay F-35A, F-35B và F-35C được đặt hàng, tổng giá trị của hợp đồng là 34 tỉ USD.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm