Quốc tế

Mỹ quyết tâm phá hợp đồng bán T-14 Armata cho Ấn Độ

Các chính trị gia Mỹ đề xuất đưa xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata vào trong danh sách những vũ khí Nga chịu lệnh cấm vận theo Đạo luật CAATSA.

Báo Mỹ: MiG-31 là "thợ săn" đáng sợ nhất trên bầu trời / Tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của Mỹ bị cháy do vụ nổ bí ẩn

Các chính trị gia Mỹ quyết định ngăn chặn việc bán xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata "bất khả chiến bại" cho các đối tác quan trọng của Moskva bằng cách đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những quốc gia mua phương tiện chiến đấu này.

Theo đánh giá với diễn biến trên, Nga có thể mất hợp đồng lớn nhất nhất trong lịch sử cung cấp hơn 1.700 chiến xa loại này cho Ấn Độ, đặc biệt khả năng bán xe tăng T-14 Armata cho New Delhi đã được bàn thảo tích cực trong thời gian gần đây.

Người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga, ông Dmitry Shugaev tuyên bố rằng phía Mỹ đang đưa ra ngày càng nhiều lệnh trừng phạt đối với vũ khí Nga, khiến Moskva không thể cung cấp phương tiện tác chiến hiện đại cho các nước khác, điều này đã được thực hiện với máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400, khiến nhiều đơn hàng của Nga gặp trở ngại.

My quyet tam pha hop dong ban T-14 Armata cho An Do
Mỹ có thể sớm đưa xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata vào danh sách chịu trừng phạt theo Đạo luật CAATSA

"Chúng tôi đang phải đối mặt với những nỗ lực chưa từng có từWashington và các đồng minh để cô lập Moskva.

Ngày càng xuất hiệnnhiều biện pháp trừng phạt được đưa ra, điều này làm tăng sự từ chối của khách hàng quốc tế do các phương pháp cạnh tranh không trung thực như vậy, họ không muốn hy sinh an ninh của mình vì lợi ích của ai đó một cách hẹp hòi", ông Dmitry Shugaev nói trong một cuộc phỏng vấn.

Cần làm rõ rằng Washington đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hầu hết mọi vũ khí vượt qua sản phẩm của họ hoặc các đồng minh, hoặc đe dọa lợi ích của Mỹ, điều này rõ ràng cho thấy thực tế rằng sản phẩm quốc phòng của Nga vượt trội hơn Mỹ về hiệu quả cũng như độ tin cậy, và trong trường hợp này T-14 Armata cũng không ngoại lệ.

Tuy vậy theo đánh giá của giới chuyên gia, rất khó có khả năng Ấn Độ sẽ chấp nhận từ bỏ thương vụ mua hơn 1.700 xe tăng T-14 Armata của Nga, bởi thực sự hiện nay trên thị trường vũ khí thế giới chẳng có phương tiện tác chiến nào (nhất là từ Mỹ và phương Tây) đủ sức thay thế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm