Mỹ điều chỉnh chiến lược tái cấu trúc trang bị vũ khí quân sự tại châu Âu
Quốc gia ASEAN nhận lô UAV ScanEagle được tặng từ Mỹ / Hàng không tầm xa của Nga vuợt trội hơn Mỹ rất nhiều
Theo đó, Mỹ sẽ cắt các khoản viện trợ thường niên cho các quốc gia châu Âu mới gia nhập NATO để thực hiện ERIP. Thay thế cho chúng là các khoản viện trợ có định hướng nhằm vào các loại vũ khí cụ thể có nguồn gốc Mỹ dành cho thành viên NATO.
Theo chiến lược mới của ERIP, Mỹ đã viện trợ 56 triệu USD cho chương trình mua sắm máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Bulgaria. Tuy nhiên để bù lại, Sofia phải chi tới hơn 1,6 tỷ USD đối ứng lại hợp đồng mua 8 máy bay F-16 và các trang thiết bị quân sự liên quan.
Các trang bị quân sự Mỹ theo chuẩn NATO đang là yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia Đông Âu mới gia nhập khối quân sự này. |
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, với ERIP, Mỹ đang cố gắng tăng sự phụ thuộc về an ninh của châu Âu với Washington. Việc thay thế hoàn toàn các loại trang bị quân sự Liên Xô, Nga của các quốc gia nhận viện trợ theo ERIP sẽ khiến các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung vũ khí, trang bị quân sự vào Mỹ. Như vậy, ERIP giống như khoản đầu tư trúng nhiều đích: Vừa giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng tại châu Âu, nhất lại tại khu vực Đông Âu có đường biên giới giáp Nga, lại vừa thu lợi lớn nhờ các hợp đồng quân sự béo bở trị giá hàng tỷ USD với khu vực này.
Mỹ bắt đầu chương trình ERIP từ năm 2018 với mục tiêu hướng tới là các quốc gia đồng minh NATO và quan sát viên thuộc khối quân sự này trong quá khứ từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw (đối trọng với NATO trong chiến tranh Lạnh). Trong giai đoạn thực hiện đầu tiên của ERIP, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phân bổ 190 triệu USD cho Croatia, Hy Lạp, Slovakia, Albania, Bosnia và Bắc Macedonia để thay thế các loại vũ khí có nguồn gốc Liên Xô và Nga càng sớm càng tốt. Các quốc gia được nhận viện trợ cũng phải cam kết mua sắm vũ khí Mỹ và không trang bị thêm các loại khí tài quân sự có nguồn gốc từ Nga.
Sự tăng cường hiện diện tại Đông Âu của Mỹ sẽ tạo thêm nhiều bất ổn trong khu vực, nhất là khi NATO đang ngày càng tiến gần tới biên giới Nga. |
Tới năm 2019, số tiền viện trợ theo ERIP lên 270 triệu USD với việc tăng thêm 2 thành viên là Litva và Bulgaria. “Gói kích cầu” của Mỹ đã giúp các nhà thầu vũ khí nước này thu về các hợp đồng quân sự trị giá tới hơn 2,5 tỷ USD cho các hợp đồng mới tại Đông Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo