Mỹ sẽ thử nghiệm AGM-158C, đe dọa các tàu chiến Nga?
Xe ACV Mỹ phát sinh sự cố sau mỗi 39 giờ chạy / Máy bay mô phỏng Su-57 của Mỹ bị rơi
Hải quân Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) AGM-158C phiên bản 1.1 trong điều kiện thực chiến, tờ báo Defense News dẫn lời đại diện Lầu Năm Góc cho biết.
Lầu Năm Góc cũng xác nhận, phiên bản LRASM đầu tiên có nhiều lỗi phần cứng và phần mềm, vì vậy kêu gọi hải quân Mỹ tiến hành quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng đối với phiên bản LRASM 1.1 mới để bảm bảo khả năng chiến đấu trong điều kiện thực tế.
Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C phiên bản 1.1 mới. |
Tên lửa có tầm bắn khoảng 950 km, có khả năng chống nhiễu và được thiết kế để phát hiện mục tiêu bằng các cảm biến lắp trực tiếp trên tên lửa.
Trước đó, phiên bản đầu tiên đã được thử nghiệm trên máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer vào năm 2018. Vào tháng 6/2020, máy bay B-1B của không quân Mỹ thực hành các cuộc tấn công bằng tên lửa LRASM vào các tàu chiến ở khu vực Biển Đen. Nó cũng đã được thử nghiệm trong cuộc tập trận Valiant Shield của hải quân hồi tháng 9/2020 với sự tham gia của tàu sân bay Ronald Reagan của Nhật Bản và tàu tấn công đổ bộ America.
Các cuộc tập trận này cho thấy Mỹ rất quan tâm đến khả năng chiến đấu của tên lửa LRASM trong trường hợp xảy ra chiến sự ở châu Âu và Biển Đen. LRASM cho thấy, nó có thể trở thành mộtmốiđe dọađặc biệt nghiêm trọng đối với hải quân Nga và dường như Điện Kremlin cũng thừa nhận điều này.
Trong cuộc tập trận còn có sự tham gia của các máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 của Ukraine và máy bay tiếp nhiên liệu KC-135R của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tên lửa LRASM đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động tác chiến của hải quân Hoa Kỳ ở cả vùng biển ngoài khơi và vùng ven biển do có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lớn và phân biệt được mục tiêu rõ ràng.
Theo trung tá Timothy Albrecht, Trung tâm Tác chiến 603 cho biết, việc sử dụng tên lửa này phép thâm nhập sâu vào các hệ thống phòng không phức tạp của đối phương.
Các chuyên gia Mỹ nhận định, trong tương lai Biển Đen có khả năng biến thành chiến trường của các tên lửa chống hạm tầm xa nếu xảy ra xung đột vũ trang ở khu vực này. Và ban đầu hải quân Nga có những lợi thế nhất định nhưng chủ yếu về nhân lực và phương tiện chiến đấu.
Hải quân Mỹ cho biết rằng, mỗi chiếc B-1B có thể mang 24 tên lửa JRASM và có thể mang tải trọng tương tự với biến thể LRASM 1.1. Tổng cộng hạm đội Biển Đen của Nga có hơn 50 tàu mặt nước và 6 tàu ngầm, vì vậy trong trường hợp xảy ra xung đột chỉ một lực lượng nhỏ B-1B có thể gây ra tổn thất đáng kể cho các tàu chiến của hạm đội Biển Đen.
Ngoài ra, máy bay ném bom chiến lược B-1B có thể tấn công các tàu mặt nước của Nga mà không cần bay vào khu vựccó sự bảo vệ của các hệ thống phòng không, điều này thực sự gây ra mối đe dọa đối với hải quân Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo